PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Trong chương trình đào tạo (CTĐT) bậc Cử nhân ngành Ngôn ngữ học, các em sẽ được những kiến thức chuyên sâu về lí thuyết ngôn ngữ: các âm vị, cấu trúc ngữ pháp, cấu tạo của các từ,…
PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Trong chương trình đào tạo (CTĐT) bậc Cử nhân ngành Ngôn ngữ học, các em sẽ được những kiến thức chuyên sâu về lí thuyết ngôn ngữ: các âm vị, cấu trúc ngữ pháp, cấu tạo của các từ,…
– Mã số ngành đào tạo: 7220201
– Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
– Thời gian đào tạo: 4 năm
– Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin)
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in English Language (Business – Information Technology)
– Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng: Hướng đến bộ tiêu chuẩn KĐCL AUN.
Đặc trưng về chuẩn đầu ra, vị trí việc làm khiến CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế
CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế không định hướng chuyên sâu ngôn ngữ, mà định hướng vào chuyên ngành sâu giống như các trường đào tạo tiếng Anh chuyên ngành khác (như Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học FPT..). Vì vậy Trường Quốc tế chủ trương thay khối kiến thức chuyên sâu ngôn ngữ (ngữ pháp chức năng, ngữ nghĩa, ngữ dụng, diễn ngôn..) ở khối kiến thức theo nhóm ngành bằng các môn học theo ngành hẹp là kinh doanh hoặc CNTT. Vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế sẽ nằm trong phần giao của 2 hình tròn trong hình vẽ dưới đây:
Đặc trưng về khối kiến thức chuyên ngành của CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế
CTĐT chất lượng cao theo đặc thù đơn vị và liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng (theo Hướng dẫn số 1405/HD-ĐHQGHN ngày 23/5/2016 về phân tầng chất lượng các chương trình đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ tại ĐHQGHN).
Về mặt tổng thể có thể thấy rõ những khác biệt của CTĐT Ngôn ngữ Anh của Trường Quốc tế so với các CTĐT Ngôn ngữ Anh chuyên sâu ngôn ngữ như biểu đồ dưới đây:
* Ghi chú: Phần màu đỏ là những phần có khối kiến thức khác biệt; phần màu tím là những phần có khối kiến thức giống như các CTĐT Ngôn ngữ Anh của các trường đào tạo chuyên sâu ngôn ngữ.
Hiện tại, theo khảo sát, có một số trường ĐH ở Việt Nam có các CTĐT Ngôn ngữ Anh kết hợp với chuyên ngành hẹp; các chương trình này đều có các học phần liên quan tới kinh doanh – thương mại và công nghệ – kỹ thuật bên cạnh các học phần liên quan tới ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, ở các trường đó các học phần liên quan tới kinh doanh và công nghệ – kỹ thuật được giảng dạy bằng tiếng Việt và do các giảng viên Việt Nam đảm nhận. Trong khi đó, Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin) giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh (không kể khối kiến thức chung về Lý luận chính trị, Giáo dục Quốc phòng an ninh và Giáo dục thể chất), trên cơ sở khai thác triệt để đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc Khoa Ngôn ngữ ứng dụng và giảng viên thỉnh giảng nước ngoài, đảm nhận đồng thời khối kiến thức ngôn ngữ Anh và tiếng Anh chuyên ngành.
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT Cử nhân Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin) theo một trong 2 chuyên ngành hẹp (kinh doanh, và CNTT) hướng vào 4 nhóm nghề đặc trưng của cử nhân ngôn ngữ Anh (Biên phiên dịch về lĩnh vực kinh doanh, và CNTT, Ngôn ngữ học ứng dụng, đối ngoại, và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh – CNTT tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp) vừa có năng lực tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực chung Châu Âu), và có kiến thức về kinh doanh hoặc công nghệ thông tin, nên sẽ đảm nhận các vị trí việc làm theo các định hướng sau:
– Định hướng kinh doanh (CTĐT có các học phần chuyên sâu kinh doanh cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):
+ Tham gia khởi nghiệp kinh doanh: hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình.
+ Đảm nhiệm các công việc tại các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh.
+ Làm thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, tập đoàn về khoa học công nghệ.
+ Làm thư ký, trợ lý trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp về các lĩnh vực chiến lược tổ chức, quản trị nhân lực, quản lý tài chính, quản trị chuỗi cung ứng.
+ Làm trong lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng…
+ Khởi nghiệp và tham gia các công ty khởi nghiệp công nghệ.
– Định hướng CNTT (CTĐT có các học phần chuyên sâu CNTT cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):
+ Trợ lý về khoa học công nghệ và CNTT cho các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
+ Trợ lý trong công tác quản lý hệ thống thông tin, vận hành các công nghệ phần mềm cho các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
+ Làm thư ký, trợ lý trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp về các lĩnh vực phân tích dữ liệu kinh doanh, định lượng trong quản lý, trí tuệ nhân tạo, công nghệ phần mềm…
+ Làm trong lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng…
– Định hướng Biên, phiên dịch theo chuyên ngành sâu (kinh doanh – CNTT):
+ Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên cho các cơ quan tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
+ Thư kí văn phòng, Thư kí dự án KHCN, Trợ lí đối ngoại (tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng) cho các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
– Định hướng sư phạm (CTĐT có các học phần tự chọn chuyên sâu PPDH cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):
+ Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh doanh hoặc CNTT cho các cơ sở giáo dục đại học.
+ Giảng dạy một số môn lý thuyết ngôn ngữ Anh như đất nước học, giao thoa văn hóa Anh – Việt tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh hoặc các viện nghiên cứu.
+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước đối với các học phần đại cương về lĩnh vực kinh tế học, kinh doanh quốc tế, CNTT.
– Định hướng đối ngoại (CTĐT có các học phần tự chọn chuyên sâu đối ngoại cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này) :
+ Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương.
+ Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
+ Cán bộ phụ trách báo chí truyền thông cho các cơ quan, tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
– Định hướng nghiên cứu Ngôn ngữ học ứng dụng:
+ Cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng.
+ Cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quốc tế học, giao thoa văn hóa.
Sinh viên Cử nhân Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin) được trải nghiệm những tiện ích, những điều kiện học tập hết sức khác biệt và đặc sắc chỉ có tại Trường Quốc tế, đó là: (1) 100% các môn học bằng tiếng Anh (trừ khối Lý luận chính trị). Đây là đơn vị giáo dục công lập duy nhất trong cả nước có 100% các chương trình đào tạo được dạy 100% bằng tiếng Anh. Môi trường tiếng Anh và môi trường quốc tế hóa tại Trường Quốc tế đặc sắc rất riêng biệt, giúp cho sinh viên luôn luôn năng động và có kĩ năng giao lưu, hội nhập cao khi ra trường. Ngoài chương trình học chính khóa, sinh viên có thể tham gia rất nhiều các CLB khác nhau (CLB Tiếng Anh, CLB tranh biện, CLB âm nhạc, CLB truyền thông, CLB võ thuật, CLB bóng đá…) với nhiều hoạt động trải nghiệm rất có ý nghĩa, vừa nâng cao kiến thức văn hóa xã hội, văn hóa quốc tế, vừa nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh.
(2) Trường Quốc tế thực hiện phương pháp dạy học theo hướng cá thể hóa, quan tâm sâu sắc từng đối tượng người học để phân loại và phát triển từng cá nhân; đặc biệt Trường có đội ngũ mentor để trợ giúp cho quá trình này. Những sinh viên được chọn làm mentor thường là sinh viên học giỏi ở khóa trên, đã trải qua khóa học đó, có thể kèm cặp cho sinh viên khóa dưới. Đây là cách tổ chức lớp học mà chưa một trường đại học nào ở Việt Nam thực hiện.
(3) Sinh viên được học với giảng viên bản ngữ (20% số môn). Ngoài việc học 100% các môn học bằng tiếng Anh thì đây cũng là điểm đặc trưng mà rất ít trường có Chương trình Cử nhân Ngôn ngữ Anh thực hiện được. Không những thế, Trường Quốc tế có rất nhiều sinh viên quốc tế, đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Đây là một điều rất có lợi cho các bạn sinh viên Việt Nam, nếu các bạn đang muốn luyện các kĩ năng giao tiếp, đặc biệt là nghe và nói. Khi sinh viên được rèn luyện và giao tiếp trực tiếp với người bản ngữ, sẽ luyện được kĩ năng giao tiếp thực sự tự nhiên và giọng tiếng Anh chuẩn ngay từ đầu. Khi ra trường, sinh viên sẽ “bắn” tiếng Anh vừa nhanh vừa chuẩn, vừa chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành.
(4) Các chương trình trao đổi tín chỉ với 2 trường đại học lớn ở Việt Nam (Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, và Trường ĐH KHXH&NV TP. HCM) và 5 trường đại học ở nước ngoài (Trường ĐH Keuka, Hoa Kỳ, Trường ĐH Deakin, Australia, Trường ĐH HELP, Malaysia, Trường ĐH West of England, Anh, Trường ĐH Macquarie, Australia). Điểm đặc biệt này sẽ làm cho những sinh viên có tính cách “xê dịch”, năng động, thích đi du lịch, khám phá văn hóa bản địa. Trường Quốc tế là nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện được sự kết nối rộng rãi với các trường đối tác trong và ngoài nước như vậy. Sinh viên có thể đi du học ở các trường đại học đối tác, được đi du lịch khám phá, thay đổi môi trường sống mà vẫn được công nhận môn học như học tại Trường.
(5) Trao đổi giảng viên, trao đổi học thuật với 2 đại học lớn trong nước (dạy, nghiên cứu, hội thảo hội nghị khoa học..). Với việc trao đổi học thuật này, giảng viên của Trường Quốc tế có thể cùng tham gia nghiên cứu khoa học, cùng tổ chức các hội thảo hội nghị khoa học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó sinh viên chương trình Ngôn ngữ Anh sẽ được các giảng viên các trường đối tác giảng dạy và tham gia hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp.
(6) Có khoảng 3-5 sinh viên tài năng (thường là các sinh viên có chứng chỉ IELTS 8.0 hoặc đã đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên) được làm trợ giảng cho giảng viên ở trên lớp để hỗ trợ các bạn khác học tập, hoặc làm trợ lý cho giảng viên trong các chương trình, dự án chuyên môn, tham gia cùng giảng viên trong các hội thảo hội nghị khoa học… Đây là cách tổ chức lớp học mà chưa một trường đại học nào ở Việt Nam thực hiện. Sinh viên có năng lực đặc biệt sẽ được phát huy hết khả năng của mình, sẽ được làm những công việc chuyên môn đặc biệt hơn cùng với thầy cô. Việc này sẽ khiến các em trưởng thành sớm hơn, và có năng lực chuyên môn cao hơn hẳn các bạn khác. Khi ra đời các em này sẽ là những nhân lực thực sự lợi hại và hứa hẹn được săn lùng gắt gao nhất trên thị trường lao động.
(7) Chương trình đào tạo có một số học phần có các chuyên đề cho phép sinh viên được học trực tiếp với các chuyên gia đến từ doanh nghiệp với triết lí học đi đôi với hành. Bên cạnh đó sinh viên được tham gia thực hành, thực tập tại doanh nghiệp (về các lĩnh vực biên phiên dịch tiếng Anh, giảng dạy tiếng Anh, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ..). Bối cảnh, thực tiễn vận hành tại các doanh nghiệp đòi hỏi những năng lực hết sức thực tế và đòi hỏi kĩ năng xử lí vấn đề thật nhanh nhạy, điều này sẽ khiến cho sinh viên được rèn nghề ngay trên ghế nhà trường, khiến cho sinh viên có thể thành thạo nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp.
(8) Sinh viên được làm mentor và được trả lương khi lên năm thứ 2. Đây cũng là đặc sắc chỉ có tại Trường Quốc tế, bởi vì Khoa Ngôn ngữ ứng dụng chuyên dạy tiếng Anh cho sinh viên các ngành đại học khác có đủ năng lực tiếng Anh để thi được chứng B2 trước khi vào học đại học. Vì thế sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm mentor cho các lớp Tiếng Anh dự bị, kèm cho các sinh viên không chuyên học tiếng Anh theo quan điểm cá thể hóa người học. Đây là công việc vừa thực tập nâng cao năng lực nghề nghiệp của các em và vừa được trả lương. Ngoài ra các sinh viên học giỏi có thể làm mentor cho chính sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh các khóa sau.
(9) Khi học tập tại Trường Quốc tế, sinh viên sẽ được tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học, các cuộc thi với quy mô và giải thưởng lớn như: Star Award, Innovation Start-up,…. Sinh viên khi tham gia các cuộc thi này sẽ được một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm là chính các thầy cô tại Trường Quốc tế training về kiến thức và kĩ năng để có thể tự tin tham gia cuộc thi, nói có sách mách có chứng, cuộc thi Star Award – tiếng Anh trong sinh viên năm 2020, đội thi có 2 sinh viên của Trường đã xuất sắc giành giải Nhất chung kết cụm Hà Nội và giải Ba chung cuộc Star Award 2020 toàn quốc được diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
(10) Khi ra trường sinh viên có thể làm biên phiên dịch chuyên sâu về kinh doanh hoặc công nghệ thông tin. Vị trí việc làm này tại các tập đoàn kinh tế lớn luôn rộng mở với cơ hội lương cao. Các em giỏi tiếng Anh và hiểu biết về chuyên ngành sẽ được săn đón và trọng dụng hơn rất nhiều so với sinh viên chỉ biết tiếng Anh thông thường.
(11) Khi ra trường sinh viên có thể giảng dạy tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục phổ thông hoặc đại học; đặc biệt phù hợp nhất dạy tiếng Anh chuyên ngành trong các cơ giáo dục đại học.
(12) Khi ra trường sinh viên có thể làm trợ lí, đối ngoại, truyền thông cho các tập đoàn, doanh nghiệp, các sở, ban, ngành, các tổ chức phi chính phủ…; đặc biệt làm về lĩnh vực chuyên sâu kinh doanh hoặc công nghệ thông tin sẽ có lợi thế cạnh tranh và lương cao hơn hẳn so với sinh viên chỉ tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh thông thường.
Ngoài các điểm đặc biệt (10), (11), (12) về vị trí việc làm như trên, sinh viên nếu có đam mê nghiên cứu sâu về ngôn ngữ học như sinh viên của các trường ngoại ngữ khác thì cũng có thể làm nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tại các trung tâm, viện nghiên cứu ngôn ngữ, hoặc làm cho các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…
(13) Sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh tại Khoa Quốc tế có thể học bằng kép các ngành đại học khác rất hot tại Khoa như Kinh doanh Quốc tế, Phân tích dữ liệu kinh doanh… Các em được thỏa sức phát huy hết khả năng và đam mê học tập của mình, và có thể có 2 bằng đại học sau khi ra trường. Điều này sẽ càng làm cho năng lực của các em được nâng cao, và tăng khả năng được săn đón trên thị trường lao động đầy tính cạnh tranh hiện nay.
(14) Một điều hết sức đặc biệt nữa mà sinh viên các trường khác không thể có, đó là khi tốt nghiệp sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp có chữ kí của Giám đốc ĐHQGHN. Tấm bằng sẽ trở nên thực sự tin cậy và có giá trị khi đi ứng tuyển các vị trí việc làm.
Cuối cùng thì, một điều rất đặc biệt không thể bỏ qua, đó là sinh viên sẽ được các thầy, cô quan tâm chu đáo. Bởi vì, lắng nghe sinh viên, tôn trọng sinh viên, cho sinh viên được nói lên tiếng nói của mình, được chủ động hoạch định cuộc sống học tập và phát triển bản thân mình; đó đã là truyền thống của Trường Quốc tế từ khi mới thành lập. Các thầy cô biết rằng mỗi sinh viên là mỗi cá thể riêng biệt, độc lập, và duy nhất nên mỗi cá thể cần được tạo điều kiện để phát huy hết tiềm năng của cá nhân. Đó sẽ là nền tảng để các em phát huy sự sáng tạo của mình để trở thành những tài năng; và quan trọng hơn trong cuộc sống sau này các em có thể tạo ra nhiều sáng chế và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và đất nước. Với tất cả những điều kiện và tiện ích học tập vượt trội như trên thì 9.900 USD cho chương trình học này chắc chắn sẽ là khoản đầu tư rất “đáng đồng tiền bát gạo”.
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT Cử nhân Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin) theo một trong 2 chuyên ngành hẹp (kinh doanh, và CNTT) hướng vào 4 nhóm nghề đặc trưng của cử nhân ngôn ngữ Anh (Biên phiên dịch về lĩnh vực kinh doanh, và CNTT, Ngôn ngữ học ứng dụng, đối ngoại, và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh – CNTT tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp) vừa có năng lực tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực chung Châu Âu), và có kiến thức về kinh doanh hoặc công nghệ thông tin, nên sẽ đảm nhận các vị trí việc làm theo các định hướng sau:
– Định hướng kinh doanh (CTĐT có các học phần chuyên sâu kinh doanh cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):
+ Tham gia khởi nghiệp kinh doanh: hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình.
+ Đảm nhiệm các công việc tại các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh.
+ Làm thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, tập đoàn về khoa học công nghệ.
+ Làm thư ký, trợ lý trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp về các lĩnh vực chiến lược tổ chức, quản trị nhân lực, quản lý tài chính, quản trị chuỗi cung ứng.
+ Làm trong lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng…
+ Khởi nghiệp và tham gia các công ty khởi nghiệp công nghệ.
– Định hướng CNTT (CTĐT có các học phần chuyên sâu CNTT cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):
+ Trợ lý về khoa học công nghệ và CNTT cho các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
+ Trợ lý trong công tác quản lý hệ thống thông tin, vận hành các công nghệ phần mềm cho các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
+ Làm thư ký, trợ lý trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp về các lĩnh vực phân tích dữ liệu kinh doanh, định lượng trong quản lý, trí tuệ nhân tạo, công nghệ phần mềm…
+ Làm trong lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng…
– Định hướng Biên, phiên dịch theo chuyên ngành sâu (kinh doanh – CNTT):
+ Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên cho các cơ quan tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
+ Thư kí văn phòng, Thư kí dự án KHCN, Trợ lí đối ngoại (tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng) cho các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
– Định hướng sư phạm (CTĐT có các học phần tự chọn chuyên sâu PPDH cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này):
+ Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh doanh hoặc CNTT cho các cơ sở giáo dục đại học.
+ Giảng dạy một số môn lý thuyết ngôn ngữ Anh như đất nước học, giao thoa văn hóa Anh – Việt tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh hoặc các viện nghiên cứu.
+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước đối với các học phần đại cương về lĩnh vực kinh tế học, kinh doanh quốc tế, CNTT.
– Định hướng đối ngoại (CTĐT có các học phần tự chọn chuyên sâu đối ngoại cho người học có thiên hướng và đam mê định hướng này) :
+ Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương.
+ Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
+ Cán bộ phụ trách báo chí truyền thông cho các cơ quan, tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và CNTT.
– Định hướng nghiên cứu Ngôn ngữ học ứng dụng:
+ Cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng.
+ Cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quốc tế học, giao thoa văn hóa.
Ai bảo ngành Ngôn ngữ Đức “kén cá chọn canh”? Chỉ là sinh viên chưa tìm hiểu hết thôi (Nguồn: Du học Minh Hoàng An)
Tiếng Đức được biết là một trong 9 ngôn ngữ sẽ “soán ngôi” tiếng Anh trong tương lai. Tuy nhiên, ngôn ngữ này lại nằm trong top những ngôn ngữ “khó xơi” nhất. Vậy cơ hội nào cho những sinh viên khoa Ngôn ngữ Đức “đỡ chật vật” tại trường Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (KHXH & NV TPHCM) đây?
Dưới sự giảng dạy của ngôi trường “khét tiếng” này, Edu2Review tin rằng dù có gặp “phong ba bão táp” vẫn không làm gục ngã sinh viên khoa Đức. Vì chính cô Hoa khôi Lan Khuê vẫn vượt qua được đấy thôi!
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!