Lễ thắp sáng cây thông Noel khổng lồ, hội chợ Giáng sinh Marche De Noel tái hiện khung cảnh lễ hội niềm nam nước Pháp, vũ hội Hóa trang Monte Carlo, dạ tiệc đón năm mới 2024… là những chuỗi trải nghiệm đặc sắc nằm trong 10 chương trình điểm nhấn liên tục khuấy động không khí mùa lễ hội cuối năm “Wake Up Festival – Nha Trang” tại quần thể Vinpearl trên đảo Hòn Tre xuyên suốt từ 9/12/2023 tới hết 20/1/2023.
Lễ thắp sáng cây thông Noel khổng lồ, hội chợ Giáng sinh Marche De Noel tái hiện khung cảnh lễ hội niềm nam nước Pháp, vũ hội Hóa trang Monte Carlo, dạ tiệc đón năm mới 2024… là những chuỗi trải nghiệm đặc sắc nằm trong 10 chương trình điểm nhấn liên tục khuấy động không khí mùa lễ hội cuối năm “Wake Up Festival – Nha Trang” tại quần thể Vinpearl trên đảo Hòn Tre xuyên suốt từ 9/12/2023 tới hết 20/1/2023.
Đền Đức Hoàng được xây dựng trên vị trí đắc địa ở xã Phúc Thành, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và được ví là một trong “Đông Thành bát cảnh” (tám cảnh đẹp nhất đất Đông Thành xưa) bởi phong thủy uy nghi, cổ kính bao quanh. Đền Đức Hoàng là nơi chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử nước nhà, đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Lễ hội đền Đức Hoàng được tổ chức từ ngày 19/2 đến 21/2. Trong đó có phần lễ và phần hội được diễn ra phong phú với các trò chơi truyền thống như đua thuyền, cờ thẻ, đẩy gậy, xen với các trò chơi dân gian phong phú và hấp dẫn.
Theo sử sách ghi lại, đền Đức Hoàng được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII, thời nhà Trần. Tương truyền, nơi đây là 1 trong 8 cảnh đẹp nổi tiếng của Đông Thành nhị huyện xưa. Đền được xây dựng để thờ vị tướng có nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là Hoàng Tá Thốn, tự Hoàng Minh, hiệu Tô Đại Liêu, quê ở làng Vạn Phần (nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu).
Thời niên thiếu, ông có sức khỏe hơn người, rất giỏi võ và đặc biệt có tài bơi lội. Khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, ông tham gia vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần, được Hưng Đạo Đại Vương chiêu làm nội thư gia, giúp việc binh thư dưới trướng. Ông đã có nhiều công lao trong đánh giặc ngoại xâm, lừng lẫy nhất là cuộc chiến trước sông Bạch Đằng năm Mậu Tý 1288. Ông được vua Trần phong là Sát Hải Đại Vương.
Sau khi đánh tan quân Nguyên Mông, Hoàng Tá Thốn tiếp tục thống lĩnh các đạo thủy quân coi giữ 12 cửa biển. Trong một lần đi tuần ven biển, ngài bị bệnh và qua đời vào đúng ngày mùng một Tết Nguyên Đán tại Cửa Trào (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), triều đình đưa thi hài của ngài về an táng tại quê nhà.
Một số hình ảnh các trò chơi dân gian diễn ra tại lê hội.
BHG - Người Cờ Lao, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) là một trong hai nhóm Cờ Lao hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Mặc dù chỉ chiếm 1,38% dân số toàn huyện, nhưng đến nay, những nét văn hóa đặc sắc vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và phát huy.
Người Cờ Lao xã Túng Sán hiện có khoảng 200 hộ, sinh sống tập trung ở các thôn: Tả Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn. Mặc dù sự giao thoa văn hóa những năm gần đây diễn ra ngày càng phổ biến nhưng người Cờ Lao vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng trong các nghi lễ như: Lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ Cầu mùa, Lễ cúng Hoàng Vần Thùng…
Với tín ngưỡng nông nghiệp chủ đạo là canh tác ngô, lúa, vì vậy hàng năm sau khi thu hoạch xong; lúa, ngô đã chất đầy bồ, các bản làng người Cờ Lao lại tổ chức lễ Cầu mùa. Các gia đình thường chuẩn bị gà luộc và các sản phẩm nông nghiệp khác do chính người dân làm ra như xôi, rượu trắng, thịt lợn, hoa quả cùng tiền vàng và hương. Thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ cơ bản để cảm tạ thần linh, trời đất và tổ tiên đã ban cho mùa màng bội thu. Đồng thời, cầu xin các vị thần linh tiếp tục phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, lúa ngô tươi tốt vào những mùa vụ sau. Lễ Cầu mùa là nét sinh hoạt văn hóa thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp đặc trưng của người Cờ Lao.
Cùng với đó, người Cờ Lao xã Túng Sán hiện vẫn còn gìn giữ được nhiều nghi thức truyền thống trong tục cưới hỏi. Vào dịp cuối năm, các chàng trai, cô gái đến nhà nhau để tâm sự và hát giao duyên. Nếu cô gái nhận lời tỏ tình của chàng trai và đồng ý nên duyên vợ chồng thì mùa Xuân năm sau, gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đến để thống nhất thời gian ăn hỏi và ngày cưới. Trước ngày cưới một ngày, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái làm thủ tục xin dâu. Lễ vật gồm: Gạo, thịt lợn mỗi thứ 30 - 40 kg, rượu 30 chai, 2 - 5 bộ quần áo mới cho cô dâu và một con nghé. Trong lễ cưới, các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi. Mọi người thường hát những bài hát truyền thống như: Mời rượu, Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài, Sáng cố (kể về nguồn gốc loài người), các điệu giao duyên, lời răn dạy vợ chồng trẻ…
Người Cờ Lao có tín ngưỡng thờ cúng Hoàng Vần Thùng, người có công khai thiên, lập địa và giúp nhân dân trong vùng khai khẩn đất đai, đánh đuổi thú dữ, kẻ thù, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng. Vì vậy, ông được coi như vị Thành Hoàng của các tộc họ người Cờ Lao. Để tưởng nhớ công ơn của ông, vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, các tộc họ người Cờ Lao tổ chức cúng tế tại miếu thờ. Miếu thờ Hoàng Vần Thùng được lập tại đỉnh núi cao nhất của dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận thôn Tả Chải, xã Túng Sán. Trước khi cúng tế khoảng 10 ngày, già làng hoặc trưởng bản đi thông báo cho các trưởng họ về thời gian tổ chức cúng tế các trưởng họ thông báo cho các gia đình chuẩn bị lễ vật. Mỗi gia đình trong làng sẽ góp 1 - 2 kg gà hoặc thịt lợn, gạo, rượu, rau, tiền vàng, hương… Sau khi thầy cúng hoàn thành phần nghi lễ, các gia đình sẽ tụ họp, cùng nhau ăn uống và giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi hát dân ca, hát đối đáp giao duyên; tạo nên không khí sôi động, thể hiện tính gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng tộc người Cờ Lao.
Ngoài ra, các nghi lễ khác như lễ đặt tên, lễ trưởng thành được người Cờ Lao duy trì qua nhiều thế hệ. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điểm nhấn trong thu hút du lịch của địa phương.
(Baonghean.vn) - Nằm trong chuỗi hoạt động tại Lễ hội đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành, huyện Yên Thành), tối 26/2 đã diễn ra vòng chung kết, trao giải cuộc thi “Người đẹp lễ hội đền Đức Hoàng”. Tại vòng chung khảo có 16 người đẹp đến từ nhiều đơn vị cùng tham dự. Đây là lần thứ 4, Lễ hội Đền Đức Hoàng tổ chức cuộc thi người đẹp.
» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
» Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội đền Đức Hoàng
(Thanh tra) - Sáng ngày 27/8, tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa đã diễn ra lễ hội khinh khí cầu với chủ đề “Thanh Hóa rực rỡ sắc màu”. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của nhiều người dân trên địa bàn.
Sáng ngày 27/8, thời tiết trên địa bàn TP Thanh Hóa có oi bức, nắng nóng, tuy nhiên nhiều gia đình đã háo hức đưa con em đến tham gia lễ hội và được trực tiếp trải nghiệm, bay cùng khinh khí cầu lên bầu trời. Giới trẻ cũng háo hức tham gia lễ hội để chụp hình, sống ảo, đăng lên mạng xã hội.
Được biết, đây là một trong những hoạt động chào mừng 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ở tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội khinh khí cầu được bắt đầu từ ngày 27 và kéo dài sang ngày 28/8/2022, buổi sáng bắt đầu từ 6 giờ đến 6 giờ 45 phút và buổi chiều từ 15 giờ đến 17 giờ.
Tại lễ hội khinh khí cầu, nhân dân và du khách ở Thanh Hóa sẽ được bay trải nghiệm kinh khí cầu, chụp ảnh, vui chơi, giải trí tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa. Buổi tối sẽ trình diễn hoa đăng khinh khí cầu kết hợp âm nhạc và các nhóm nhảy hiện đại.
Ngoài ra, trong dịp nghĩ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, trên địa bàn TP Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đắc sắc tại Công viên Hội An. Tại phố cổ Hội An nằm trong lòng thành phố sẽ tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và hoạt động ẩm thực…
Trong ngày 26/8 UBND TP Thanh Hóa đã phối hợp cùng đơn vị tài trợ tổ chức bay thử thành công các khinh khí cầu chuẩn bị cho lễ hội khinh khí cầu tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.
BP - Thời kỳ vua Tự Đức trị vì, đất nước ta xuất hiện các nhóm giặc cờ đều có nguồn gốc từ tàn quân của tổ chức Thiên Địa Hội ở Trung Quốc. Nhóm Cờ vàng với đại diện là Hoàng Sùng Anh, Bàn Văn Nhị là thủ lĩnh quân Cờ trắng, Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu giặc Cờ đen. Tuy nhiên khi dạt sang Việt Nam, sự phân hóa của các nhóm giặc cờ thành nhiều khuynh hướng đã gây ra sự căng thẳng ở các tỉnh biên giới. Năm 1868, quân Cờ trắng tập trung cướp bóc ở châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau trận này, vì xung đột về quyền lợi và phạm vi chiếm đóng, quân Cờ trắng đã bị quân Cờ đen loại bỏ.
Đứng đầu quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh, hay còn gọi là Hoàng Anh. Năm 1862, quân Cờ vàng hoạt động mạnh ở tỉnh Tuyên Quang. Sau 4 tháng, nhận thấy tình hình cướp bóc ở Tuyên Quang không đem lại kết quả, đến tháng 4-1862, Hoàng Anh vờ đưa ra kế hoạch đầu hàng triều Nguyễn. Nhưng đến tháng 6-1868, quân của Hoàng Sùng Anh lại hợp sức với quân Cờ đen tấn công thành Lào Cai. Hoàng Sùng Anh tạo phản, bị triều đình truy đuổi, năm 1869 buộc phải rút hết quân về tỉnh Cao Bằng. Liên tiếp bị quân và dân địa phương Cao Bằng đánh đuổi, cánh quân Cờ vàng buộc phải trú ẩn ở Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa). Sau 5 năm, triều đình vẫn chưa thể truy quét tận gốc cánh quân cướp bóc này. Đến tháng 8-1874, không chịu nổi sự truy kích của triều Nguyễn, Hoàng Anh lại xin hàng. Nhưng đến năm 1875, nhóm quân của Hoàng Anh lại tạo phản. Tháng 6-1875, triều Nguyễn tập trung lực lượng tấn công nhiều phía, kết hợp với nhóm người Thổ ở địa phương, điều động Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa là Nguyễn Huy Kỷ cùng quan sở tại Nguyễn Văn Giáo nhằm tiêu diệt hoàn toàn tên đầu sỏ này. Đến tháng 8-1875, Hoàng Sùng Anh bị tiêu diệt.
Quân Cờ đen bắt đầu gây sự ở Lào Cai vào tháng 6-1868. Tuy nhiên, quân Cờ đen không phải một mình làm chủ vùng đất này mà ở Lào Cai cũng có quân Cờ vàng. Quân Cờ đen đã loại bỏ quân Cờ trắng của Hoàng Nhị Vãn và không thôi hy vọng làm bá chủ. Sự tồn tại của quân Cờ vàng đã cản trở mục tiêu chiếm đóng của quân Cờ đen, vì vậy quân Cờ vàng nhanh chóng bị quân Cờ đen gây áp lực phải chuyển địa bàn sang nơi khác. Mâu thuẫn giữa 2 cánh quân diễn ra gay gắt, đặc biệt là sau năm 1870, quân Cờ đen công khai chống đối các nhóm quân khác nhằm tranh giành quyền lợi ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
Quân Cờ đen được coi là nhóm quân hoạt động mạnh nhất ở khu vực biên giới phía Bắc. Năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy quân Cờ đen tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Để loại bỏ tận gốc cánh quân Cờ vàng, điều cần thiết cho quân Cờ đen là phải có một địa bàn an toàn hoạt động lâu dài. Vì vậy, nhân cơ hội triều Nguyễn dụ hàng, Lưu Vĩnh Phúc đã chấp nhận. Vua Tự Đức ban cho Lưu Vĩnh Phúc làm Đề đốc trấn hạt Thập Lục Châu, cho tự do thu thuế. Trong quá trình hoạt động, quân Cờ đen đã tạo những bước chuẩn bị cần thiết về lực lượng, căn cứ, nhanh chóng loại bỏ quân Cờ vàng. Năm 1875, quân Cờ vàng bị quân Cờ đen tiêu diệt hoàn toàn.
Địa bàn hoạt động của quân Cờ đen ngày càng rộng lớn và sức ảnh hưởng của nhóm quân ngày càng mạnh. Sau đó, quân Cờ đen đánh bại Hà Quân Xương, tên cầm đầu các nhóm cướp bóc ở Bảo Thắng (Hưng Hóa), chiếm lấy thị xã Lào Cai làm căn cứ. Quân Cờ đen làm chủ hoàn toàn vùng biên giới, tự thu thuế của cư dân các vùng xung quanh. Sau này, Lưu Vĩnh Phúc đã phối hợp quân của Hoàng Thủ Trung, Phùng Tử Tài và Hoa Hoa.
Hoàng Kế Viêm đánh dẹp các nhóm cướp bóc ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Đội quân Cờ đen trở thành lực lượng đắc lực chống Pháp và đã giành thắng lợi ở 2 trận Cầu Giấy (1874, 1883). Năm 1877, Lưu Vĩnh Phúc xin triều nhà Nguyễn ở lại Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa) sinh sống. Sang năm 1878, quân Cờ đen buộc phải rút hết về Trung Quốc theo yêu cầu của Pháp.
Từ thực tế lịch sử của dân tộc ta ở cuối thế kỷ XIX cho thấy rõ ý thức của triều đình nhà Nguyễn, mà đứng đầu là vua Tự Đức trong việc bảo vệ biên cương. Mỗi khi có sự tấn công của các nhóm phản loạn hay cướp bóc, Tự Đức luôn họp bàn với các quan quân để bàn phương pháp đối phó. Ông luôn có những biện pháp cấp bách để có thể đẩy lùi tình trạng bất ổn về an ninh, quốc phòng ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Thái độ của Tự Đức cũng như quan quân triều đình và địa phương trước sau đều kiên quyết bảo vệ vững chắc cương giới đất nước.
Mặc dù quân Cờ đen có công gây tổn thương cho lực lượng viễn chinh của Pháp đang xâm chiếm Đông Dương, nhưng chính quân Cờ đen cũng gây nhiều ta thán, tàn hại thường dân. Chính vì thế, Ông Ích Khiêm - một võ tướng đương thời đã tỏ rõ thái độ không đồng tình khi triều đình Huế mượn sức quân Cờ đen chống chọi với Pháp. Ông cũng chê trách các quan của triều đình khi đó là những kẻ bất tài nên khi hữu sự phải nhờ vào người Tàu để đánh giặc. Ông có làm bài thơ trách cứ tinh thần ỷ lại của các quan trong triều: Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu; Đến khi có giặc phải thuê Tàu... Và đây là bài học vô giá cho hậu thế ngày nay rằng: Giữ nước phải bằng chính sức lực của cả dân tộc, chứ không thể mượn người khác đến giữ nhà cho mình.