Giáo Trình Hệ Thống Thông Tin Thị Trường Lao Động

Giáo Trình Hệ Thống Thông Tin Thị Trường Lao Động

Đội ngũ đào tạo – Cơ sở vật chất

Đội ngũ đào tạo – Cơ sở vật chất

Thông tin thị trường lao động gồm những nội dung gì?

Thông tin thị trường lao động gồm những nội dung sau đây:

(1) Tình trạng, xu hướng việc làm.

(2) Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.

(3) Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(4) Thông tin về tiền lương, tiền công.

Thông tin thị trường lao động trong quá trình xây dựng, vận hành, nâng cấp mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động phải được bảo đảm an toàn.

Thông tin thị trường lao động phải được bảo mật bao gồm:

- Thông tin thị trường lao động gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;

- Thông tin thị trường lao động đang trong quá trình thu thập, tổng hợp, chưa được người có thẩm quyền công bố;

- Thông tin thị trường lao động thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khai thác, sử dụng thông tin thị trường lao động có trách nhiệm bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bản Tin Thông Tin Thị Trường Lao Động Năm 2022

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Về cơ bản thị trường lao động cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền…

Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao đổi là việc làm được trả công.

Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có trách nhiệm cung cấp chính xác và kịp thời thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật.

Thị trường lao động là gì? Thông tin thị trường lao động gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động thuộc thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ II/2023

I. KẾT QUẢ TỔ CHỨC PHIÊN GIAO DỊCH VIỆC LÀM

Trong quý II/2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tổ chức 28 phiên giao dịch việc làm (phiên cố định: 05, phiên di động: 23), 34 lượt doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch việc làm (phiên cố định: 13, phiên di động: 21) và 3.812 lượt lao động được tư vấn tại các phiên (phiên cố định: 377, phiên di động: 3.435); kết nối việc làm thông qua phiên giao dịch việc làm cố định là 109 lao động.

II. KẾT QUẢ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TUYỂN ĐƯỢC LAO ĐỘNG

- Tại Phiên GDVL cố định doanh nghiệp tuyển được 109 lao động cho 40 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn tỉnh (lao động chưa qua đào tạo: 37 người, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên: 72 người).

- Tại Phiên GDVL di động doanh nghiệp chưa tuyển được lao động.

- Tổng số lao động đã cung ứng (tuyển)/ Tổng số lao động theo đề nghị của người sử dụng lao động trong quý II: 109/1.069.

III. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Trung tâm Dịch vụ việc làm Ninh Thuận đã thu thập trực tiếp về nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động trong quý II năm 2023 là: 79 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng 1.069 lao động (trong tỉnh: 74 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng 907 lao động, ngoài tỉnh: 05 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng 162 lao động) và 377 người lao động có nhu cầu tìm việc làm.

Qua tổng hợp, phân tích kết quả thu thập, cụ thể như sau:

1. Về kết quả thu thập thông tin Việc tìm người

Theo kết quả thu thập nêu trên, tổng cộng có 79 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân (trong tỉnh, ngoài tỉnh) với nhu cầu tuyển dụng 1.069 lao động: nhu cầu tuyển dụng lao động cao nhất tập trung ở các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành: Công nghiệp, chế biến, chế tạo với nhu cầu tuyển 396 lao động, chiếm 37,04%, tập trung nhiều ở lĩnh vực may mặc; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có nhu cầu tuyển 226 lao động, chiếm 21,14%, tập trung nhiều ở lĩnh vực: chế biến thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí có nhu cầu tuyển 161 lao động, chiếm 15,06%, tập trung nhiều ở lĩnh vực sản xuất điện; Hoạt động dịch vụ khác có nhu cầu tuyển 138 lao động, chiếm 12,91%; nhóm ngành khác có nhu cầu tuyển 148 lao động, chiếm 13,85%.

Tổng hợp các ngành có nhu cầu tuyển dụng qua thu thập:

Bảng 1: Các ngành có nhu cầu tuyển dụng

- Chưa qua đào tạo: chiếm 52,29%, chủ yếu ở các nhóm ngành như: may công nghiệp, chế biến thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản; Hoạt động dịch vụ khác (dịch vụ bảo vệ).

- Trình độ công nhân kỹ thuật không bằng, chứng chỉ nghề dưới 3 tháng: chiếm 18,99%: tập trung chủ yếu ở nhóm ngành như: Công nghiệp, chế biến, chế tạo (may mặc).

- Trình độ sơ cấp nghề (sơ cấp): chiếm 11,97%: tập trung chủ yếu ở nhóm ngành như: Công nghiệp, chế biến, chế tạo (may mặc); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí (sản xuất điện).

- Trình độ trung cấp: chiếm 5,89%: tập trung nhiều ở các nhóm ngành như: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; Hoạt động dịch vụ khác; Giáo dục và đào tạo ...

- Trình độ cao đẳng: chiếm 4,58%: tập trung nhiều ở các nhóm ngành như: Giáo dục và đào tạo; Nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Trình độ đại học: chiếm 6,27%: tập trung nhiều ở các nhóm ngành như: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí (sản xuất điện); Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản, nhân viên thị trường).

b) Về mức lương: Nhu cầu tuyển dụng nhân sự theo mức lương, cụ thể như sau:

Hình 3: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo mức lương

2. Về thu thập thông tin Người tìm việc

Số người lao động được thu thập thông tin Người tìm việc trong quý 2 là: 1.928 người, tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành nghề như: May – Giày da – Dệt – Nhuộm - Thiết kế thời trang: chiếm 26,87%; Xây dựng – Kiến trúc – Gỗ - Trang trí nội thất: chiếm 9,54%; Hóa – Công nghệ thực phẩm, sinh học - Chế biến - Hóa chất – Môi trường: chiếm 8,30%; Điện – Điện tử - Điện lạnh – Lắp ráp điện tử - Tự động hóa: chiếm 5,86%; Luật – Bảo hiểm - Tư vấn – Bảo vệ – Vận tải: chiếm 5,50%; Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán: chiếm 5,34% ...; và ngành nghề khác: chiếm 20,49%.

b) Về mức lương: Mức lương của người lao động có nhu cầu tìm việc quý 2 năm 2023, cụ thể như sau: < 5 triệu, chiếm 35%; từ 5-10 triệu, chiếm 62%; và từ 10-20 triệu, chiếm 3%.

Bảng 2: Nhu cầu tìm việc làm theo mức lương

IV. KẾT QUẢ CUNG CẤP THÔNG TIN NGƯỜI TÌM VIỆC ĐẾN DOANH NGHIỆP:

Trung tâm Dịch vụ việc làm cung cấp thông tin Người tìm việc đến các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân đi làm việc trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài bằng nhiều hình thức, như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ, di động, trực tuyến (Zalo, Fanpage, Google meet ... do Trung tâm quản lý). Kết quả kết nối việc làm qua 6 tháng đầu năm 2023 là: 406 người lao động, trong đó: Tư vấn, giới thiệu việc làm kết nối được việc làm là 221 người đến 60 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân; thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 75/150 lao động (phân theo thị trường: Nhật Bản 63, Hàn Quốc 2, Đài Loan 8, Canada 2; trong đó, thông qua Trung tâm phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 07 lao động); lao động bảo hiểm thất nghiệp qua tư vấn tự kết nối việc làm là 110 người.

Mọi chi tiết xin quý vị liên hệ tại địa chỉ sau:

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM NINH THUẬN

Địa chỉ: 182/1 - Thống Nhất, phường Phủ Hà, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

Trang fanpage: https://www.facebook.com/trungtamdichvuvieclamtinhninhthuan

Zalo Trung tâm Dịch vụ việc làm: https://zalo.me/ttdvvlnt

(Tapchitaichinh.vn) Trong thời gian gần đây chính sách về việc làm của Việt Nam đã có nhiều điểm sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để có thể hưởng lợi tối đa từ thương mại tự do, Việt Nam cần xây dựng và thực hiện các chính sách thị trường lao động bao gồm cả cách tiếp cận có hệ thống nhằm cải thiện kỹ năng của lực lượng lao động đang ngày một gia tăng về số lượng.

Ứng dụng công nghệ 4.0 đo “sức khỏe” doanh nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, nhờ chính sách cải cách hành chính tiếp tục phát huy hiệu quả và tác động tích cực từ những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết, nên tình hình lao động, việc làm trong 9 tháng qua có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, tính đến tháng 10/2018, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 54,1 triệu người, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương 9 tháng qua là 5,8 triệu đồng, tăng 381.000 đồng so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 (tăng 444.500 đồng)…

Báo cáo về bức tranh thị trường nhân lực năm 2018 vừa được Công ty tuyển dụng, việc làm Việt Nam (VietnamWorks) công bố đầu tháng 12 cũng cho biết, bức tranh thị trường nhân lực năm 2018 của Việt Nam có nhiều khởi sắc. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì vị trí đứng đầu cả về nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất và nhu cầu tuyển dụng tăng trưởng mạnh nhất dựa trên chỉ số công việc đăng tuyển với 15%.

Đáng chú ý, mặc dù Hà Nội đứng thứ 2 về nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2018, nhưng chỉ đứng thứ 8 với 3% tăng trưởng. Các vị trí tiếp theo: Bình Dương và Hải Phòng cùng tăng 12%; Hải Dương tăng 9%; Hưng Yên tăng 5%. Về tổng quan, nhu cầu tuyển dụng trực tuyến trên toàn quốc năm 2018 tăng 11% so với năm 2017.

Đánh giá về bức tranh thị trường lao động trong năm 2018, theo Tổng cục Thống kê, có được kết quả trên là nhờ nhiều chính sách cải cách, đổi mới trong nước tiếp tục phát huy hiệu quả như chính sách về đất đai, tín dụng, cải cách hành chính cải thiện môi trường kinh doanh, cùng những tác động tích cực từ Hiệp định thương mại tự do đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, kéo theo việc làm tăng mạnh.

Đồng thời, cơ cấu lao động tiếp tục dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Thị trường lao động sẽ sôi động

Có thể thấy, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách về việc làm đã có những chuyển biến tích cực. Đưa ra dự báo về bức tranh thị trường năm 2019 và rộng hơn đến năm 2022, khảo sát của VietnamWorks cũng cho biết, nhu cầu tuyển dụng năm 2019 sẽ  có nhiều “bùng nổ”.

Trong đó, 74% nhà tuyển dụng tham gia khảo sát cho biết nhu cầu về nhân lực của họ sẽ tăng lên trong năm 2019. Trong đó, 33% doanh nghiệp có kế hoạch tăng mạnh về quy mô nhân sự khi nhu cầu tuyển dụng cao trên 30%. Trong số doanh nghiệp còn lại, có 33% cho rằng nhu cầu sẽ tăng 10 - 20% và 26% cho rằng nhu cầu sẽ tăng 20 - 30%.

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định về gia tăng nhu cầu tuyển nhân lực, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh Trần Anh Tuấn cũng cho biết, dự kiến trong giai đoạn 2018 - 2025, thành phố cần thêm 300 nghìn việc làm mỗi năm (150 nghìn việc làm tăng thêm). Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%.

Đánh giá của đa số chuyên gia về lao động cũng cho thấy, khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do sẽ làm cho không gian thị trường lao động sôi động hơn. Người lao động được tự do di chuyển tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, đặc biệt là lao động có kỹ năng và ngoại ngữ.

Cụ thể, việc tham gia CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động, dự báo có thể mang lại 352 - 456 nghìn việc làm tùy vào kịch bản, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội. Một số ngành được hưởng lợi lớn về việc làm là dệt may, thương mại và các ngành công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường lao động.

Dòng dịch chuyển lao động có trình độ cao của các nước trong khu vực sẽ chiếm lĩnh vị trí việc làm đòi hỏi trình độ cao đối với thị trường lao động trong nước. Đặc biệt, nhân lực trong ngành công nghệ kỹ thuật - nhóm ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa sẽ bị tác động mạnh mẽ và có nguy cơ bị thay thế bởi các quá trình tự động hóa và robot.

Giai đoạn 2018 - 2020 thị trường đang trải qua những biến động lớn với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Do đó, Việt Nam cần có những chính sách thị trường lao động hiện đại dựa trên bằng chứng đáng tin cậy để đáp ứng với sự thay đổi về nhu cầu của các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, phía doanh nghiệp cần kịp thời phản ứng trước những thay đổi, từ đó đề ra chiến lược tuyển dụng và thu hút nhân tài.

Đối với hệ thống giáo dục, cần phân tích nhu cầu thị trường nhân sự trong tương lai để tuyển sinh hợp lý, cập nhật chương trình học với kiến thức số hóa, tạo cơ hội cho sinh viên ứng dụng thực tế để nâng cao kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng cho phát triển sự nghiệp - Tổng Giám đốc Navigos Group Gaku Echizenya chia sẻ.