Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 01/12/1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; thường trú tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 01/12/1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; thường trú tại số nhà 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Theo thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - được tổ chức với nghi thức Quốc tang. Ban lễ tang gồm 39 người do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.
Linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh được quàn tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ, ngày 3-5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia. Lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh từ 11 giờ cùng ngày 3-5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia. Lễ an táng từ 17 giờ cùng ngày 3-5 tại Nghĩa trang TP HCM. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại Hà Nội, TP HCM. Trong 2 ngày Quốc tang (ngày 3-5 và ngày 4-5-2019), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí. Các đoàn viếng chỉ mang băng tang, không mang vòng hoa đến viếng.
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh Ảnh: TTXVN
UBND TP HCM cũng ra thông báo về Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh. Theo thông báo này, Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh sẽ bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 3-5. Lễ truy điệu từ 11 giờ cùng ngày. Địa điểm là Hội trường Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1). Lễ an táng diễn ra lúc 17 giờ ngày 3-5 tại Nghĩa trang TP HCM (quận Thủ Đức).
Trong thời gian Quốc tang, các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang treo cờ Tổ quốc theo nghi thức cờ rủ, có dải băng tang màu đen. Người dân và các các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang đến viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh phải có phân công trưởng đoàn, trang phục trang nghiêm, nghiêm túc theo nghi thức Quốc tang; không mang theo vòng hoa, chỉ mang theo băng viếng tang (màu đen, chữ trắng) ghi tên đơn vị để gắn vào vòng hoa luân chuyển do ban tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu chuẩn bị.
Theo thông báo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, thời gian tổ chức lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 3-5; lễ truy điệu 11 giờ cùng ngày tại hội trường trụ sở HĐND và UBND tỉnh - số 16 Lê Lợi, TP Huế. Lễ viếng và lễ truy điệu đại tướng cũng sẽ được tổ chức tại nhà thờ họ tộc ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đại tướng Lê Đức Anh, sinh năm 1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; thường trú tại số 5A Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1937, vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5-1938; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI, VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Chủ tịch nước từ tháng 9-1992 đến tháng 12-1997; Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1997 đến tháng 4-2001; đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX... Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Lễ viếng tại TP.HCM sẽ bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 3-5, tại Hội trường Thống nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường...
Theo DƯƠNG NGỌC - PHAN ANH - QUANG NHẬT ([Tên nguồn])
Thủ tướng cũng điểm lại những đóng góp to lớn của Đại tướng Lê Đức Anh qua các thời kỳ, nhất là trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.
“Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta,n. Là cán bộ lão thành cách mạng, được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đồng chí luôn giữ vững ý chí, phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao tri thức, sáng tạo, quyết đoán và hành động quyết liệt trong mọi công việc” Lời điếu cũng nhấn mạnh, Đại tướng Lê Đức Anh là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu của Đảng, dù ở cương vị nào, Đồng chí cũng mang hết nhiệt huyết đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào những vấn đề lớn của đất nước. Đồng chí không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn thể hiện rõ phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sống giản dị, khiêm tốn; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân lên trên hết. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí là tấm gương sáng để đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ cả nước yêu quý, kính trọng và học tập và noi theo. Với 99 tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, đồng chí Lê Đức Anh đã trọn đời phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Nhân dân ta. Đồng chí đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
“Hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây để bày tỏ lòng tiếc thương và tình cảm sâu sắc tiễn đưa Đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi nguyện đoàn kết một lòng, noi gương Đồng chí, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức phấn đấu tiếp tục đi theo con đường cách mạng của Đảng, của Bác Hồ và các thế hệ cách mạng đi trước, trong đó có Đồng chí đã lựa chọn; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, vì một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", Thủ tướng bày tỏ sự xúc động trong lời điếu.
Thủ tướng đọc điếu văn tại Lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh. Clip: VTV
Những công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh đã hoàn tất. Các đội nghi lễ đã vào vị trí, sẵn sàng cho lễ an táng.
Khu vực làm lễ có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
16h42, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình tuyên bố bắt đầu lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh.
Phó Thủ tướng nhắc lại, sau lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh, các cơ quan, đoàn thể, cá nhân có mặt tại nghĩa trang TPHCM để đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nghi thức đầu tiên của lễ an táng diễn ra. Linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh được đặt giữa khu vực làm lễ. Một sỹ quan tiêu binh cẩn trọng gấp lá quốc kỳ phủ trên linh cữu. Đứng trước linh cữu có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng…
Các sỹ quan tiêu binh nâng linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh đưa tới khu huyệt mộ. 12 tiêu binh hạ dần linh cữu xuống lòng huyệt mộ.
Đội tiêu binh chuẩn bị cho lễ hạ huyệt. (Ảnh: PHạm Nguyễn)
16h51, Đại tướng Lê Đức Anh đã nằm trong lòng đất mẹ.
Trong giây phút đau thương này, nhiều người dự lễ không cầm được nước mắt. Các con Đại tướng thất thần nhìn theo linh cữu cha. Gia quyến và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước bắt đầu thả những nắm hoa đầu tiên xuống huyệt mộ.
Ông Lê Mạnh Hà, con trai Đại tướng, là người đầu tiên thả hoa xuống linh cữu cha.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… tiến tới thả nắm hoa cúc vàng như lời tiễn biệt Đại tướng tại nơi an nghỉ vĩnh hằng.
Ngoài trời, cơn mưa tiễn biệt cũng đang đổ xuống TPHCM - mảnh đất Đại tướng Lê Đức Anh đã từng dẫn quân tiến vào giải phóng 44 năm trước.
Thả hoa xuống huyệt mộ Đại tướng Lê Đức Anh (Video: Quốc Anh)
Đội tiêu binh chuẩn đặt vòng hoa với dòng chữ “Vô cùng thương tiếc Đại tướng Lê Đức Anh” lên huyệt mộ.
Để tỏ lòng tiếc thương Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Ban Tổ chức lễ tang đề nghị mọi người dành một phút mặc niệm sau cùng.
17h, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu lời cảm ơn.
Phó Thủ tướng thay mặt Ban Tổ chức lễ tang và gia quyến Đại tướng gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bạn bè trong và ngoài nước cùng đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước đã cùng đưa tiễn Đại tướng Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đọc lời cảm ơn (Video: Quốc Anh)
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và gia đình thắp nén hương, đi vòng quanh mộ để tiễn biệt vị Đại tướng của nửa thế kỷ trận mạc.
Dòng người chầm chậm di chuyển đến trước bàn thờ Đại tướng khói hương nghi ngút.
Ông Lê Mạnh Hà - người con trai duy nhất của Đại tướng - thắp 3 nén hương trên bàn thờ cha.
Sau khi kết thúc lễ an táng, hàng dài người dân vẫn xếp hàng chờ tiễn biệt Đại tướng.
Linh xa đến Nghĩa trang thành phố
Linh xa đưa linh cữu Đại tướng tiến vào Nghĩa trang thành phố lúc 16h30. (Ảnh: Quốc Anh)
Thủ tướng có mặt tại Nghĩa trang thành phố
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại Nghĩa trang TPHCM để giám sát công tác chuẩn bị cho lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh.
Thủ tướng cũng đi thắp nhang cho các bậc tiền nhân an nghỉ tại đây như ông Võ Chí Công, ông Võ Văn Kiệt...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới nghĩa trang cùng nhiều vị lãnh đạo trung ương và TPHCM. (Ảnh: Quốc Anh)
Chủ tịch Quốc hội dâng hương mộ phần Đại tướng Mai Chí Thọ. (Ảnh: Quốc Anh)
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ cũng đến Nghĩa trang TP từ rất sớm để giám sát công tác chuẩn bị cho lễ an táng.
Người nhà Đại tướng tại khu vực làm lễ. (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Đưa Đại tướng ghé qua nhà riêng
Linh cữu Đại tướng được đưa qua nhà riêng của ông ở 240 Pasteur. (Ảnh: Đại Việt)
Đoàn xe nghi lễ và linh xa đưa linh cữu Đại tướng rời sân bay Tân Sơn Nhất. Bầu trời TPHCM lúc này tuy còn nhiều mây đen nhưng đỡ ngớt mưa. (Ảnh: Nguyễn Quang)
Đoàn xe đưa linh cữu qua đường Trường Sơn (Video: Lâm Oanh)
Máy bay chở linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 15h05. Đoàn xe nghi lễ và linh xa sẽ đưa Đại tướng qua Quân khu 7, nơi ông từng là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân khu; đi qua nhà riêng của ông tại 240 Pasteur trước khi đến nghĩa trang thành phố.
Linh cữu Đại tướng được đưa xuống máy bay. (Ảnh: Nguyễn Quang)
Di quan ra linh xa. (Ảnh: Nguyễn Quang)
Thắt chặt an ninh tại Tân Sơn Nhất
Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đang có mưa khá nặng hạt. Công tác kiểm tra an ninh được thắt chặt trước giờ máy bay chở linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh hạ cánh.
Đoàn xe nghi lễ và linh xa đã tiến vào khu vực máy bay đỗ qua cổng VIP3. (Ảnh: VOV)
Đội mưa ôm di ảnh chờ đón Đại tướng tại nhà riêng
14h30, nhiều dân quân tự vệ ôm di ảnh nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đứng trước ngôi nhà của ông tại số 240 đường Pasteur (phường 6, quận 3, TPHCM).
Bầu trời TPHCM lúc này khá nhiều mây, có mưa mau hạt nhưng không vì thế mà cản trở người dân đứng chờ đón linh cữu Đại tướng.
Chuẩn bị mộ phần tại Nghĩa trang TPHCM
Mộ giả được đặt vào vị trí mộ phần của Đại tướng - nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Đây là công tác cực kỳ quan trọng, không được có sai số nên các chiến sĩ đội tiêu binh đã đo đạc và lắp thử mộ giả vào vị trí hạ huyệt.
Phần mộ Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TPHCM. (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Khu vực Nghĩa trang TPHCM được đảm bảo an ninh nghiêm ngặt. (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Linh xa ra sân bay Tân Sơn Nhất đón linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh. (Ảnh: Quốc Anh)