Với điểm GPA khoảng 8.0 và "gap year" để thi IELTS và SAT, liệu em có cơ hội nhận học bổng 100% không?.
Với điểm GPA khoảng 8.0 và "gap year" để thi IELTS và SAT, liệu em có cơ hội nhận học bổng 100% không?.
Giống như việc đi săn, đầu tiên bạn cần xác định “con mồi” - mà ở đây là các loại học bổng cho du học sinh (có thể là học bổng toàn phần, một phần hoặc bán phần).
Bạn cũng cần tra cứu LOẠI học bổng mình nhắm tới và nguồn cấp của học bổng này, gồm
Sau khi đã xác định cho mình loại học bổng phù hợp. Tiếp theo đó, bạn cần chuẩn bị cho bản thân mình các kỹ năng trong dài hạn và ngắn hạn nhằm đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Nên việc xin học bổng du học Úc cần cân nhắc thật kỹ các điều kiện trước khi đưa ra quyết định nộp hồ sơ.
Tham gia các kỳ thi tiếng và kỳ thi chuẩn hóa
Điểm số cao trong các kì thi như IELTS/TOEFL, SAT 1/SAT 2 hoặc GMAT/GRE rõ ràng sẽ tăng lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác. Tài liệu và kinh nghiệm ôn thi hiện nay khá dễ tìm thấy trên các diễn đàn hoặc Facebook group. Tuỳ thuộc năng lực và mục tiêu của mỗi người mà thời gian cần thiết để ôn luyện là khác nhau.
Chuẩn bị thư giới thiệu, bài luận, và resume
Để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì hồ sơ là thứ sẽ giúp bạn rất nhiều. Việc chuẩn bị hồ sơ cẩn thận và đầy đủ rất quan trọng, vì người xét duyệt sẽ đánh giá tính cách và sự chuyên nghiệp của bạn có thật sự phù hợp xin học bổng du học Mỹ hay không.
Resume (sơ yếu lý lịch), bài luận, hay thư giới thiệu của giáo viên là những mảnh ghép không thể thiếu trong bộ hồ sơ học bổng của bạn.
Việc viết resume có vẻ nhẹ nhàng nhất bởi bạn chỉ cần liệt kê những thành tích hay những kinh nghiệm của bạn. Song, viết resume thực ra là cả một nghệ thuật mà bạn sẽ cần trau chuốt từng câu chữ và nhờ những người đi trước giúp bạn hoàn thiện.
Các trường đại học Mỹ thường yêu cầu thư giới thiệu từ 1-2 giáo viên hoặc người quản lý trực tiếp của bạn nơi công sở (trong trường hợp bạn đã từng đi làm). Lưu ý là không phải thầy cô nào cũng nên được chọn để viết thư giới thiệu cho bạn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn nộp vào ngành Hoá thì một thầy cô giáo dạy Hoá hoặc môn tự nhiên như Toán hay Sinh sẽ “có tiếng nói" hơn là những lời giới thiệu từ một thầy giáo dạy Văn.
Đặc biệt, thư giới thiệu không nên chỉ đề cập những điều chung chung có thể ứng vào bất cứ học sinh nào, mà nên có một dẫn chứng cụ thể. Kinh nghiệm của các cựu du học sinh là bạn sẽ không cần vắt óc suy nghĩ ra những dẫn chứng cụ thể nếu người bạn chọn để viết thư là các thầy cô gắn bó với bạn trong quá trình học
Ngoài ra, hai lá thư giới thiệu không nên có sự tương đồng. Nếu bạn đã nhờ một người viết thư giới thiệu nêu bật lên sự chăm chỉ, cần cù của mình, thì người viết thư giới thiệu thứ hai có thể nói lên một khía cạnh khác như tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề.
Một phần cũng quan trọng không kém là khi nộp hồ sơ du học vào hầu hết các trường đại học ở Mỹ, bạn thường sẽ phải hoàn thành một bài luận tầm 1000 chữ của Common Application. Ngoài ra, tùy từng trường, bạn phải hoàn thành một số bài luận nhỏ khác dao động trong khoảng 250-500 chữ. Các đề tài phổ biến là yêu cầu bạn kể về thử thách bạn đã từng trải qua, hoặc bạn sẽ làm được gì hay cống hiến cho trường, hoặc vì sao bạn chọn trường này.
Nhiều bạn du học sinh chia sẻ rằng việc nghĩ ý tưởng cho bài luận là ngốn nhiều thời gian nhất. Chưa kể các bạn ấy phải viết đi viết lại và chỉnh sửa đến khi có một bài thật chỉn chu ưng ý, trong khi mỗi học bổng có thể đòi hỏi một đề tài luận văn khác nhau. Một bí kíp dành cho bạn là bạn nên chọn lựa những ý tưởng độc đáo, ấn tượng nêu bật thế mạnh bản thân nhưng vẫn dễ chỉnh sửa thêm thắt gia giảm chi tiết cho một bài luận khác tương tự. Lúc này, bạn sẽ thấy rằng một bảng Excel thống kê các loại học bổng như đã đề cập ở trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cả việc lên ý tưởng cho các bài luận.
Thông thường, vòng phỏng vấn sẽ là vòng cuối cùng trong cuộc “đi săn” cam go này. Hãy dành thời gian đọc lại toàn bộ hồ sơ của bạn và chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thông dụng. Những buổi mô phỏng phỏng vấn thật với sự giúp đỡ từ thầy cô, người thân, hoặc bạn bè sẽ rèn cho bạn nhiều kỹ năng cần thiết như tốc độ phản xạ và khả năng trả lời trôi chảy.
Trước buổi phỏng vấn, hãy hít một hơi thật sâu và giữ bình tĩnh bởi sự hồi hộp có thể khiến bạn không thể hiện bản thân tốt nhất - dù đó chỉ là những câu hỏi khá cơ bản như vì sao bạn muốn nộp đơn vào trường.
Thời gian tới, VNPC sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về du học Mỹ của bạn, đồng thời cung cấp thêm những thông tin, cơ hội cực kỳ tuyệt vời tới cho tất cả du học sinh Mỹ tương lai tại Việt Nam. Để được đánh giá hồ sơ và xây dựng lộ trình nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia giáo dục của VNPC ngay hôm nay bạn nhé!
OPT hay Optional Practical Training là chương trình đào tạo thực hành tùy chọn. Chương trình này cho phép du học sinh ở lại làm việc ở Mỹ sau khi tốt nghiệp. Chỉ du học sinh theo diện visa F1 mới đủ điều kiện đăng ký OPT. Với thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng tùy ngành đào tạo. Đối với khối ngành STEM, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong vòng 3 năm. Đối với các ngành khác thì thời hạn tối đa chỉ là 1 năm.
Bạn cần có DSO của trường (Cán bộ của trường được chỉ định). DSO là những người được đề cử làm người hỗ trợ và quản lý sinh viên nước ngoài. Tất cả các trường đều đồng ý rằng sinh viên quốc tế bị ràng buộc về mặt pháp lý phải có ít nhất một DSO. Trong hầu hết các trường hợp, bạn phải hoàn thành các thủ tục của trường, bao gồm hoàn thành và nộp Mẫu I-20 OPT. Sau đó, trường đại học sẽ gửi yêu cầu của bạn đến SEVIS và nếu bạn thành công, bạn sẽ nhận được I-20.
Không có giới hạn về số lượng sinh viên quốc tế có thể tham gia OPT hàng năm. Tuy nhiên, lưu ý rằng OPT phải được phê duyệt trước khi bạn có thể bắt đầu làm việc. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn không thất nghiệp quá 3 tháng trong khoảng thời gian được phép tham gia OPT, nếu không thì OPT có thể bị hủy. Bạn cũng cần lưu ý rằng ở mỗi bậc học chỉ được đăng ký OPT một lần duy nhất. Có nghĩa là nếu bạn có 2 bằng cử nhân cũng chỉ có 1 lần OPT. Hay nếu học thẳng từ đại học lên thạc sĩ, bạn cũng chỉ có 1 lần OPT duy nhất.
Ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp ngày càng khó nhưng bạn vẫn có cơ hội qua các chương trình dưới đây.
Việc tự xin học bổng là một quá trinh rất dài, mệt mỏi với nhiêu thứ nhỏ nhặt linh tinh, tốn tiền, nhiều chuyện có thể không như ý và nhất là thường thất bại nhiều rồi mới thành công. Có người vài ba năm mới hái được trái, có người năm đầu đã được, dù gì thì xác định trước tinh thần thì mới phấn khởi bước tiếp được.
Du học Mỹ xong có được ở lại làm việc không là câu hỏi của nhiều du học sinh. Theo quy định của Mỹ thì du học sinh không được phép định cư sau tốt nghiệp. Bởi thời hạn trong visa chỉ cho phép bạn ở lại Mỹ trong khoảng thời gian học tập. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh vẫn có thể ở lại Mỹ 60 ngày nếu du học theo diện visa F1. Hoặc ở lại Mỹ tối đa 30 ngày nếu du học theo diện M1 và J1.
Ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học ngày một khó. Vì quá đông du học sinh muốn ở lại nên càng ngày Mỹ càng đặt ra nhiều luật lệ để “đuổi” du học sinh về nước. Muốn ở lại Mỹ làm việc hợp pháp (có visa theo dạng việc làm) trước hết bạn phải có việc lương cao. Tùy thuộc vào từng ngành và vị trí bạn làm việc sẽ có mức lương khác nhau. Nếu làm việc ở các thành phố lớn như New York, Chicago hay San Francisco thì bạn phải có mức lương cao hơn các nơi khác. Như vậy mới có cơ hội ở lại Mỹ. Sau đấy bạn phải được công ty tài trợ. Công ty phải đứng ra bảo lãnh về mặt giấy tờ, chứng minh pháp lý,…