Ví Dụ Về Vai Trò Của Sản Xuất Kinh Doanh

Ví Dụ Về Vai Trò Của Sản Xuất Kinh Doanh

- Học sinh lựa chọn 1 trong các vai trò để trình bày ví dụ.

- Học sinh lựa chọn 1 trong các vai trò để trình bày ví dụ.

Ví dụ minh họa về một trong những vai trò của ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ có vai trò như sau:

Ngành dịch vụ hiện nay là một ngành phát triển khá nhanh, ngành đã và đang thu hút nhiều nguồn nhân lực, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn, giúp nâng cao chất lượng đời sống con người.

Lấy ví dụ minh họa về một trong những vai trò của ngành dịch vụ

Anh A khởi nghiệp phát triển doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực vận tải, sau một thời gian khởi nghiệp thì doanh nghiệp của anh A đã mở rộng phát triển nhiều chi nhánh hơn.

Lúc này đã đặt ra nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, từ đó góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; Ngành vận tải cũng là một dịch vụ thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Chị H đã mở một Spa dịch vụ chăm sóc da, thẩm mỹ. Spa của chị H phát triển nhanh chóng và được nhiều khách hàng biết tới và sử dụng.

Có thể thấy dịch vụ spa làm đẹp của chị H đã đáp ứng nhu cầu chất lượng đời sống của con người.

Anh T là một cử nhân ngành luật, anh đã học thêm Công chứng viên và mở một văn phòng công chứng. Văn phòng anh T đã cung cấp dịch vụ công chứng giấy tờ cho doanh nghiệp và công dân.

Có thể thấy văn phòng của anh T đã cung cấp dịch vụ công phục vụ nhu cầu của con người về vấn đề pháp lý, xã hội.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Lấy ví dụ minh họa về một trong những vai trò của ngành dịch vụ. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 10 liên quan.

Lấy ví dụ minh họa về một trong những vai trò của ngành dịch vụ

Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn

Lấy ví dụ minh họa về một trong những vai trò của ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ cũng là một ngành được hướng đến trong tương lai khi mà nhu cầu tiện ích của con người được tăng lên. Ngành này sẽ giúp con người đáp ứng cuộc sống và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Chính sách của Nhà nước về lao động hiện nay đối với hoạt động lao động, hoạt động sản xuất như thế nào?

Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì chính sách của Nhà nước về lao động hiện nay đối với hoạt động lao động, hoạt động sản xuất như sau:

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

- Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

- Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Ví dụ cụ thể của sản xuất vật chất như thế nào?

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể hơn về sản xuất vật chất trong các lĩnh vực khác nhau:

+ Trồng lúa gạo: Ở Việt Nam, các vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng là những nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất. Quá trình này bao gồm cày bừa, gieo mạ, chăm sóc và thu hoạch.

+ Nuôi tôm: Các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu nổi tiếng với việc nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Quá trình này bao gồm chuẩn bị ao nuôi, thả giống, chăm sóc và thu hoạch.

+ Sản xuất xe máy: Các nhà máy của Honda, Yamaha tại Việt Nam sản xuất hàng triệu chiếc xe máy mỗi năm. Quá trình này bao gồm lắp ráp các bộ phận như động cơ, khung xe, bánh xe.

+ Sản xuất điện thoại di động: Nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên sản xuất hàng triệu chiếc điện thoại thông minh mỗi năm. Quá trình này bao gồm lắp ráp các linh kiện điện tử, kiểm tra chất lượng và đóng gói.

+ Xây dựng nhà ở: Các công trình xây dựng nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM bao gồm việc thiết kế, thi công móng, xây dựng khung nhà, lắp đặt hệ thống điện nước và hoàn thiện nội thất.

+ Xây dựng cầu đường: Các dự án xây dựng cầu đường như cầu Cần Thơ, đường cao tốc Bắc - Nam bao gồm việc khảo sát địa hình, thiết kế, thi công và bảo trì.

+ Giáo dục: Các trường học từ mầm non đến đại học cung cấp dịch vụ giáo dục, bao gồm giảng dạy, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ học sinh, sinh viên.

+ Y tế: Các bệnh viện và phòng khám cung cấp dịch vụ y tế, bao gồm khám chữa bệnh, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe và tư vấn y tế.

+ Chế biến thịt cá: Các nhà máy chế biến thịt cá như Vissan sản xuất các sản phẩm như xúc xích, cá hộp. Quá trình này bao gồm giết mổ, chế biến, đóng gói và bảo quản.

+ Chế biến sữa: Các nhà máy của Vinamilk sản xuất sữa tươi, sữa chua, phô mai. Quá trình này bao gồm thu mua sữa tươi, chế biến, đóng gói và phân phối.

Những ví dụ này cho thấy sự đa dạng và phong phú của sản xuất vật chất trong cuộc sống hàng ngày.

Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất ra sao?

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Chính vì vậy, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội ở trong nền sản xuất vật chất của xã hội.

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất ra sao? Ví dụ cụ thể của sản xuất vật chất như thế nào? (Hình từ Internet)