Giống như luật Hải cảnh Trung Quốc năm 2021, quy định lần này mang lại cho CCG quyền hạn rộng rãi để can thiệp vào các hoạt động hợp pháp của các nước láng giềng. Tuy nhiên, quy định mới này cho phép CCG có thể bắt giữ ngư dân nước ngoài và giam giữ họ tới 60 ngày mà không cần xét xử. Mức độ chi tiết đó có thể cho thấy rằng Bắc Kinh thực sự có ý định thực hiện điều này, không giống như luật năm 2021 mang tính đe dọa nhiều hơn.
Giống như luật Hải cảnh Trung Quốc năm 2021, quy định lần này mang lại cho CCG quyền hạn rộng rãi để can thiệp vào các hoạt động hợp pháp của các nước láng giềng. Tuy nhiên, quy định mới này cho phép CCG có thể bắt giữ ngư dân nước ngoài và giam giữ họ tới 60 ngày mà không cần xét xử. Mức độ chi tiết đó có thể cho thấy rằng Bắc Kinh thực sự có ý định thực hiện điều này, không giống như luật năm 2021 mang tính đe dọa nhiều hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay nhau trong cuộc gặp tại New York, Mỹ ngày 27-9 - Ảnh: REUTERS
Hai cuộc diễn tập trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York (Mỹ).
Theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với ông Blinken rằng thay vì vừa muốn kiềm chế vừa muốn hợp tác, Mỹ nên đưa ra chính sách đối với Trung Quốc từ nhận thức hợp lý về Bắc Kinh.
Ông Vương nhấn mạnh Washington nên tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc, thực hiện ba thông cáo chung Trung - Mỹ, ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, công khai phản đối "Đài Loan độc lập" và ủng hộ sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc.
Về phần mình, ông Blinken nhấn mạnh mối quan ngại mạnh mẽ của Mỹ về sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ông đặt nghi vấn về sự chân thành của Trung Quốc trong việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Đặc biệt, ngoại trưởng Mỹ cũng đề cập tới "những hành động nguy hiểm và gây bất ổn" của Trung Quốc ở Biển Đông và thảo luận về việc cải thiện liên lạc giữa quân đội hai nước.
Ngày 23.3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14.3 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17.3 về vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
Liên quan đến các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.
Việt Nam mong muốn các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông".