Thuyết Minh Về Lễ Hội Chùa Hương

Thuyết Minh Về Lễ Hội Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.

Thời gian khai lễ chùa Hương khi nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Ngày mùng 6 cũng là thời gian khai hội chính thức nên thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Ngoài ra, đỉnh cao của lễ hội còn là ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 Âm Lịch. Khi ấy, rất nhiều Phật tử và người dân thập phương đến đây để hành hương lễ chùa, chiêm bái, cầu bình an và may mắn cho năm mới.

Ở đâu khi đi lễ hội chùa Hương?

Theo kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương được chia sẻ, du khách nên đặt khách sạn gần danh thắng Hương Sơn như khách sạn Thịnh Khang, Thành Hải, Minh Hoàng, Hòa Nam, Omerta… để thuận tiện cho việc di chuyển, hành hương, thưởng ngoạn khung cảnh xung quanh với mức chi phí phải chăng.

Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương được thể hiện thông qua 2 hoạt động chính là phần lễ và phần hội.

Phần lễ là nghi thức giao tiếp và thể hiện tôn kính đối với thần linh, cho thấy tín ngưỡng thờ cúng tổng thể trong tôn giáo Việt Nam từ xưa đến nay (bao gồm Nho giáo, Đạo giáo và Phật Giáo).

Phần hội là sự giao thoa văn hóa dân tộc đặc sắc như chèo thuyền, leo núi, hát chèo và hát chầu văn. Đồng thời, còn thể hiện sự hòa hợp của con người với thiên nhiên, cũng như tinh thần đoàn kết và đồng lòng của dân tộc khắp nơi trên đất nước Việt Nam.

Nghi thức khai sơn – lễ mở cửa rừng

Lễ khai sơn – mở cửa rừng được diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Nghi lễ này phải dâng lên một số lễ vật, bao gồm đèn, hoa, nến, đồ chay, trái cây. Sau đó, hai tăng ni sẽ được cử mặc áo cà sa, mang đồ lễ dâng đàn và cúng kiếng, đồng thời thực hiện nhiều động tác độc đáo chỉ có ở lễ hội chùa Hương.

Du khách và người dân tiến hành dâng hương với lễ vật do mình chuẩn bị. Mục đích là để cầu nguyện về những điều tốt lành cho năm mới, cầu sức khỏe và bình an đến cho bản thân, gia đình.

Đổi mới quản lý lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng và là lễ hội dài nhất trong năm ở khu vực miền Bắc. Trong những năm qua, để thu hút du khách, UBND huyện Mỹ Đức, Ban Quản lý (BQL) Di tích và thắng cảnh đã đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, phát huy, bảo tồn, khai thác giá trị di tích, cảnh quan, dịch vụ… Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2024, lượng khách về tham quan thắng cảnh: 915.762 lượt khách.

Năm 2024, công tác đổi mới quản lý lễ hội tiếp tục được UBND huyện Mỹ Đức, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn chú trọng, đầu tư.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn, những người làm công tác quản lý lễ hội chùa Hương được "nhàn hơn" bởi mọi quy định đã đi vào nề nếp, đặc biệt là việc vận chuyển khách trên suối Yến. Đò vận chuyển trong lễ hội chùa Hương năm 2024 do HTX Dịch vụ du lịch chùa Hương quản lý thay vì chủ đò tự đón khách như những năm trước.

Du khách trẩy hội chùa Hương. Ảnh: VGP/Minh Anh

"Trước đây, 4.000 lái đò cứ đi mời chào từ ngoài đường, gây ra mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến mỹ quan, thiếu văn minh. Năm nay, các lái đò được sắp xếp lần lượt, ngày nào đông, có lái đò được vận chuyển 2 lượt/ngày. Điều này đảm bảo tính công bằng cho tất cả mọi người khi tham gia vào HTX. Trên đò, chúng tôi yêu cầu các lái đò tuân thủ quy định về trang phục màu cam nên dễ dàng nhận diện và tạo nên sự đồng bộ, dễ kiểm soát", ông Nguyễn Bá Hiển nhấn mạnh.

Tiếp đó, khách vào được hướng dẫn gửi xe vào bến bãi rồi từ đây, đi xe điện xuống các bến đò. Tại các bến đò, Ban Quản lý bố trí 10 trạm kiểm soát vé, nhờ lắp đặt quét mã QR, ứng dụng công nghệ nên không chỉ du khách xếp hàng trật tự mà còn rất minh bạch, tránh thất thoát.

Bên cạnh đó, BQL cũng quy định thời gian vận chuyển khách từ thứ Hai đến thứ Sáu là 5h-20h; thứ Bảy và Chủ nhật 4h-20h; đồng thời niêm yết công khai giá dịch vụ đò hai chiều năm nay tăng. Cụ thể, đi tuyến Hương Tích: 85.000 đồng/người (tăng 35.000 đồng), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn: 65.000 đồng (tăng 30.000 đồng); giá vé thắng cảnh là 120.000 đồng/người/lượt.

Nói thêm về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường suốt mùa lễ hội, ông Hiển cho hay, từ năm 2023, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã chuyển toàn bộ rác từ trong khu vực trong ra ngoài, không để lưu giữ rác ở phía trong đền, chùa, suối Yến.

Ngày nào đông du khách thì có chừng 4 chuyến thuyền vận chuyển rác thải ra ngoài để đảm bảo môi trường, cảnh quan sạch đẹp.

Cũng theo chia sẻ của ông Hiển, dù còn nhiều khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, song huyện Mỹ Đức và Ban Quản lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn vẫn duy trì chủ trương chú trọng công tác quản lý, để mang đến những trải nghiệm thoải mái, lý thú cho khách thập phương khi tham quan quần thể Hương Sơn.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là Khu du lịch cấp Thành phố.

Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) có hệ thống núi non, có rừng Hương Sơn 3 tầng thực vật, có suối Yến trong xanh. Quần thể Hương Sơn được xây dựng từ đời Lê Thánh Tông (1442 - 1497), sau nhiều lần được tu bổ, sửa chữa, đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử, danh thắng và đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của đạo Phật Việt Nam.

Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 được tổ chức trong 8 ngày, từ 12 - 19/10 (10 - 17/9 năm Giáp Thìn). Với đa dạng hoạt động diễn ra, dự kiến sẽ đón hàng trăm nghìn lượt du khách và nhân dân địa phương về dâng hương lễ Phật, lễ Thánh, trảy hội. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội truyền thống đã diễn ra từ nhiều tháng nay, đặc biệt chú trọng gìn giữ, bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền, hướng đến mùa lễ hội văn minh dưới ngôi chùa cổ kính gần 400 năm tuổi.

Điểm đến trên hành trình du lịch văn hóa tâm linh

Lễ hội chùa Keo mùa thu khai mạc ngày 10/9 năm Giáp Thìn với nhiều trải nghiệm văn hóa tâm linh dành cho du khách, trong đó ở phần lễ có lễ khai chỉ, múa rối hầu Thánh, lễ rước đức Thánh, hầu đồng, đêm hội hoa đăng. Ở phần hội, có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống tổ chức trong suốt các ngày lễ hội như trống hội, du thuyền hát hội, biểu diễn võ thuật cổ truyền, giải cờ tướng, thi bắt vịt dưới hồ, thi têm trầu cánh phượng, giao lưu các câu lạc bộ chèo, múa rối nước.

Ông Đỗ Ngọc Trung, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Vũ Thư cho biết: Thay vì 6 ngày như các năm trước đây, lễ hội mùa thu năm nay tổ chức ở quy mô cấp huyện với 8 ngày diễn ra. Nhiều hoạt động được chú trọng triển khai từ sớm như công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tuyên truyền, khánh tiết... tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hướng tới mùa lễ hội văn minh, để lại ấn tượng đẹp cho du khách khi về dâng hương tế lễ và trẩy hội. Trong đó, ban tổ chức xác định với số lượng du khách tham gia lễ hội dự kiến rất đông, đặc biệt trong các ngày hội chính nên hoạt động vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp được thực hiện thường xuyên. Các hộ kinh doanh dịch vụ hàng quán đã ký cam kết về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức phun khử khuẩn. Ngoài ra, vì đặc thù kiến trúc chùa Keo hoàn toàn bằng gỗ nên công tác phòng cháy, chữa cháy được ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích chú trọng, bố trí lực lượng thường xuyên túc trực, nhắc nhở du khách không thắp hương, nến trong chùa, kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.

Cũng theo ông Đỗ Ngọc Trung, đối với khu vực tổ chức các hoạt động lễ và hội, toàn bộ sân khấu chính được bố trí ở không gian rộng, thoáng, để thuận tiện cho du khách, bà con nhân dân có thể chiêm ngưỡng, theo dõi đầy đủ chương trình nghệ thuật và các hoạt động được tổ chức tại đây. Đối với khu vực hàng quán được bố trí ngoài khuôn viên di tích, du khách được trải nghiệm 130 gian hàng gồm các sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực, đặc trưng của các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, xuyên suốt các ngày từ 12 - 19/10 có lễ hội bánh và ẩm thực phục vụ nhu cầu thưởng thức đặc sản địa phương của du khách khi đến với lễ hội chùa Keo.

Du thuyền hát hội tại lễ hội chùa Keo.

Là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi hoạt động của lễ hội mùa thu, đêm khai mạc lễ hội có chương trình nghệ thuật đặc biệt được dàn dựng công phu, dự kiến sẽ tạo nên ấn tượng sâu sắc đối với nhân dân địa phương, du khách thập phương. Đây là chương trình nghệ thuật tổng hợp mang âm hưởng sử thi được Giáo sư sử học Lê Văn Lan cố vấn lịch sử, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh cố vấn văn học. Trong thời lượng 60 phút, chương trình có sự tham gia của khoảng 300 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên đến từ Nhà hát Chèo Thái Bình và nhiều đoàn nghệ thuật trong cả nước. Ngoài ra còn có các nghệ nhân dân gian trong tỉnh đảm nhận vai trò tái hiện trên sân khấu trực tiếp một số điệu múa dân gian tiêu biểu như múa ếch vồ, chèo chải cạn và các loại hình thể thao truyền thống mang tinh thần thượng võ của cư dân Thái Bình như bơi chải, đi kheo, đẩy gậy, vật võ...

Bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư chia sẻ: Thông qua việc tổ chức các kỳ lễ hội hàng năm, ban tổ chức rất vui mừng, phấn khởi nhận thấy sự quan tâm của du khách thập phương đối với lễ hội rất lớn. Với mong muốn nâng tầm quy mô tổ chức, mỗi năm đều có những điểm mới, điểm nhấn trong hoạt động tổ chức lễ hội, thông qua đó tạo nên dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách. Chương trình nghệ thuật là một trong những dấu ấn đặc biệt tại lễ hội năm nay, không chỉ truyền tải giá trị lịch sử, văn hóa mà còn góp phần giới thiệu vẻ đẹp mảnh đất, con người Vũ Thư trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển...

Tích cực chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 theo đúng nghi thức cổ truyền và nhiều hoạt động phần hội mới mẻ, tạo niềm hứng khởi cho du khách khi về dâng hương tế lễ, trẩy hội, nhân dân làng Keo nói riêng, huyện Vũ Thư nói chung mong mỏi lễ hội sẽ luôn là điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách thập phương trên hành trình du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời, thông qua các kỳ lễ hội chùa Keo sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch, từng bước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh như nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra.

Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo là điểm đến trên hành trình du lịch văn hóa tâm linh.

Đông đảo người dân đến trẩy hội chùa Ông Núi.

Chùa Ông Núi tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Chóp Vung - đỉnh cao nhất của dãy núi Bà. Theo sách xưa, năm Nhâm Ngọ (1702), có một người tên gọi là Lê Ban (tức thiền sư Tịnh Giác - Thiện Trì) đến núi này tu hành. Sư dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống thanh bần trên núi, dùng vỏ cây làm quần áo. Dân trong vùng gọi sư là Mộc Y Sơn Ông (tức “ông núi mặc áo vỏ cây”). Do vậy, ngôi chùa này có tên chùa Ông Núi. Sư mất năm Thái Đức thứ 8, đời vua Nguyễn Nhạc.

Chùa Ông Núi là một trong những ngôi chùa cổ rất đẹp và nổi tiếng ở Bình Định. Lễ hội được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Viên Minh - trụ trì của chùa lúc sơ khai và cũng là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lịch sử Phật giáo Bình Định.

Năm nay Lễ hội chùa Ông Núi diễn ra trong nắng xuân ấm áp (ngày 23.2), khách thập phương về dự khá đông, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.

Chùa Hương không chỉ là danh thắng có cảnh đẹp hữu tình thơ mộng mà còn là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của Việt Nam. Hàng năm, khi hoa mơ nở rộ khắp núi rừng Hương Sơn cũng là thời điểm hàng triệu du khách và Phật tử khắp nơi tìm về nơi đây để tham gia lễ hội chùa Hương, tìm hiểu tôn giáo dân gian cũng như khám phá văn hóa phồn thực đặc sắc

Nếu bạn cũng muốn đến chùa Hương du xuân vào dịp Tết năm nay, vậy thì hãy “bỏ túi” cẩm nang hữu ích trong bài viết sau để có chuyến du lịch thật suôn sẻ và đáng nhớ!