CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________
Ngày 22/06/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN
Ngày 22/06/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC (Thông tư 62) hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN. Trong đó quy định một số nội dung như sau:
1. Hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN (Điều 4)
KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN theo 02 hình thức: Thanh toán trước, kiểm soát sau và Kiểm soát trước, thanh toán sau.
2. Thu hồi giảm chi hoặc thu hồi nộp NSNN (Điều 5)
Đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) gửi KBNN Giấy nộp trả kinh phí (theo mẫu C2-05a/NS) ban hành theo Nghị định số 11/2002/NĐ-CP, kèm Văn bản kết luận, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) để nộp trả kinh phí theo đúng quy định.
3. Tạm ứng, thanh toán tạm ứng (TTTƯ) (Điều 7)
- Đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng trên 50 triệu đồng, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng trừ trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu và các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng không vượt quá 50 triệu đồng mức tạm ứng theo đề nghị của ĐVSDNS và trong phạm vi dự toán được giao.
- Đối với những khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng đến KBNN, ĐVSDNS phải TTTƯ chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế toán tháng tạm ứng (trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC và Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH).
- Đối với các khoản chi phải gửi hợp đồng đến KBNN (trường hợp hợp đồng có giá trị trên 50 triệu đồng), đơn vị TTTƯ bắt đầu ngay từ lần đầu thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên của hợp đồng, mức TTTƯ từng lần do ĐVSDNS thống nhất với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và quy định cụ thể trong hợp đồng, đảm bảo thanh toán hết khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt 80% giá trị hợp đồng.
4. Nội dung kiểm soát chi qua KBNN (Điều 6)
Điều 6 Thông tư 62 hướng dẫn cụ thể thủ tục kiểm soát chi đối với một số nội dung chi cụ thể: Các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến KBNN; Chi lương và phụ cấp theo lương; Chi mua sắm tài sản công; Chi trợ cấp; Kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; Các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại KBNN (cụ thể xem tại đây); Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước; Các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền; Chi sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất theo Thông tư 92/2017/TT-BTC; Chi Đoàn ra; Chi CTMTQG, CTMT sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp; Các khoản chi ĐVSDNS ủy quyền cho KBNN thanh toán tự động theo định kỳ; Chi đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ở nước ngoài; Chi thực hiện nhiệm vụ KHCN; Các khoản chi có yêu cầu bảo mật.
- Thông tư 62 thay thế các Thông tư: Số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Số 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC; Số 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư số 172/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC; Thay thế Thông tư số 18/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước; Số 84/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC;
- Bãi bỏ Điểm đ Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 344/2016/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Theo đó việc kiểm soát chi đối với các khoản chi Ngân sách xã thực hiện thống nhất theo quy định và các mẫu biểu tại Nghị định 11/2020/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn.
Chi tiết nội dung của thông tư số 62/2020/TT-BTC, vui lòng xem tại đây.
Thông tư 62/2019/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành ngày 05/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó, nhiều quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 21/10/2019. Bên cạnh đó, điểm quan trọng được bổ sung tại Thông tư này là hướng dẫn xác định quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).
Làm rõ nhiều vấn đề về xuất xứ hàng hóa
Sửa đổi, bổ sung quy định về sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu; bổ sung trường hợp từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; bổ sung quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).
Liên quan đến việc khai, nộp, kiểm tra, xác minh, từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện Hiệp định CPTPP được quy định rõ tại Điều 7a Thông tư 62/2019/TT-BTC.
Cụ thể về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan nộp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu một trong các loại chứng từ sau: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người xuất khẩu hoặc người sản xuất phát hành (chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa): 1 bản chính; Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu: 1 bản chính.
Trường hợp chưa kê khai để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan có trách nhiệm sau: Khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan; Khai bổ sung và nộp 1 bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Thủ tục xử lý số tiền thuế nộp thừa được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cụ thể thông tin tối thiểu phải có trên chứng từ chứng nhận xuất xứ
Theo khoản 3, Điều 7a Thông tư 62/2019/TT-BTC chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có đủ các thông tin tối thiểu sau:
“a.1) Người xuất khẩu hoặc người sản xuất: nêu rõ người chứng nhận là người xuất khẩu hay người sản xuất;
a.2) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận;
a.3) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận;
Thông tin này không bắt buộc nếu người sản xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và không biết thông tin người xuất khẩu. Địa chỉ của người xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
a.4) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất thì ghi “Various” ("Nhiều người sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách người sản xuất. Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available upon request by the importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của người sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
a.5) Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu). Địa chỉ của người nhập khẩu phải thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
a.6) Mô tả và mã số HS của hàng hóa;
Ghi rõ mô tả hàng hóa và mã số HS ở cấp độ 6 chữ số của hàng hóa: Mô tả phải phù hợp với hàng hóa được chứng nhận xuất xứ. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sử dụng cho một lô hàng nhập khẩu thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết);
a.7) Tiêu chí xuất xứ: Nêu cụ thể tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng;
Trong trường hợp sử dụng một chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhiều lô hàng giống hệt thì trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện thời gian áp dụng nhưng không quá 12 tháng;
a.9) Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền: Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải được người chứng nhận ký, ghi ngày tháng năm và kèm theo xác nhận: "Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa mãn điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh khai báo này và đồng ý lưu trữ, xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở”.
Bên cạnh đó, Thông tư 62/2019/TT-BTC quy định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được cấp ở dạng văn bản giấy hoặc bản điện tử.
Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không sử dụng tiếng Anh, người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch.
Theo Thông tư 62/2019/TT-BTC, trường hợp một nước thành viên Hiệp định CPTPP thông báo chỉ áp dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt tự chứng nhận xuất xứ, trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin thông báo của nước thành viên xuất khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo cho cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc áp dụng các hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ nêu trên, danh sách cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu, danh sách người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt và các thông tin liên quan khác (nếu có).
Thủ tục hải quan áp dụng đối với trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cho nhiều lô hàng giống hệt được nhập khẩu nhiều lần trong thời hạn được ghi rõ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm a.8, khoản 3, Điều 7a cũng được quy định cụ thể tại Thông tư.
Cơ quan Hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong trường hợp hoá đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên. Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải phát hành tách biệt với hóa đơn thương mại đó.
Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước không phải thành viên quy định tại khoản 2, Điều 21 Thông tư số 03/2019/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 18 Thông tư này...
Thông tư 62/2019/TT-BTC cũng quy định cụ thể các trường hợp cơ quan Hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2019