Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do papillomavirus ở người. Do đó, tiêm chủng vắc-xin HPV có tác dụng bảo vệ chống nhiễm trùng virus này. Quá trình hình thành, phát triển và lưu hành vắc-xin HPV sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây.
Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do papillomavirus ở người. Do đó, tiêm chủng vắc-xin HPV có tác dụng bảo vệ chống nhiễm trùng virus này. Quá trình hình thành, phát triển và lưu hành vắc-xin HPV sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây.
Harald Zur Hausen - một nhà nghiên cứu người Đức là người đầu tiên hoài nghi và chứng minh nhiễm trùng sinh dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nhờ phát hiện này ông đã được trao một nửa giải thưởng Nobel trị giá 1.4 triệu đô la Mỹ cho công trình của mình. Nửa còn lại của giải thưởng thuộc về Françoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier là hai nhà virus học người Pháp, vì đã tham gia phát hiện ra HIV.
Harald Zur Hausen đã chống lại các giáo điều hiện tại và cho rằng virus u nhú ở người gây ra ung thư cổ tử cung. Ông nhận ra rằng HPV - DNA có thể tồn tại ở trạng thái không sản sinh trong các khối u và cần được phát hiện bằng các tìm kiếm cụ thể về virus. Ông và các đồng nghiệp tại viện Pasteur đã phát hiện ra HPV là một họ virus không đồng nhất, nhưng chỉ có một số loại HPV mới gây ung thư.
Nhà nghiên cứu Harald Zur Hausen
Harald Zur Hausen đã theo đuổi ý tưởng về HPV trong hơn 10 năm bằng cách tìm kiếm các loại HPV khác nhau. Nghiên cứu này rất khó khăn do thực tế là chỉ có các phần của DNA virus được tích hợp vào bộ gen của vật chủ. Ông đã tìm thấy HPV-DNA mới trong sinh thiết ung thư cổ tử cung, do đó ông đã phát hiện ra loại HPV 16 vào năm 1983. Năm 1984, ông đã nhân bản HPV 16, 18 từ bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Các loại HPV 16,18 liên tục được tìm thấy trong khoảng 70% sinh thiết ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới.
Quan sát của ông về tiềm năng gây ung thư của HPV trong bệnh ác tính ở người đã cung cấp động lực trong cộng đồng nghiên cứu để mô tả lịch sử tự nhiên của nhiễm trùng HPV và phát triển sự hiểu biết tốt hơn về cơ chế gây ung thư do HPV gây ra.
Vắc-xin HPV bảo vệ chống lại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến là papillomavirus ở người. Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung được phát triển đầu tiên ở Đại học Queensland-Úc và mẫu cuối cùng được thực hiện bởi nhà nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, Đại học Rochester và Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu Ian Frazer và Jian Zhou tại đại học Queensland được ưu tiên theo luật sáng chế của Hoa Kỳ cho việc phát minh ra cơ sở vắc-xin HPV, VLPs. Năm 2006, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung đầu tiên với tên là Gardasil.
Đến năm 2007, Glaxo Smith Kline đã đệ trình phê duyệt tại Hoa Kỳ cho một loại vắc-xin HPV tương tự, và có tên là Cervarix. Vào tháng 6 năm 2007, loại vắc-xin này đã được phê duyệt tại Úc và nó cũng được phê duyệt tại Liên minh Châu Âu vào tháng 9 năm 2007. Cuối cùng, Cervarix cũng được phê duyệt tại Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2009.
Vào tháng 12 năm 2014 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn một loại vắc-xin Gardasil 9 chống lại chính chủng HPV để bảo vệ phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 và nam giới trong độ tuổi từ 9-15. Vắc-xin Gardasil 9 bảo vệ chống nhiễm trùng với các chủng đầu tiên của Gardasil (HPV 6,11,16,18) và bảo vệ chống lại năm chủng HPV khác chịu trách nhiệm cho 20% bệnh ung thư cổ tử cung (HPV 31,33, 45,52,58).
Vắc-xin Gardasil 9 phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; webmd.com
Ung thư cổ tử cung là bệnh xảy ra ở các tế bào của cổ tử cung - phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo. Bệnh bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong cổ tử cung phát triển đột biến trong DNA. Các tế bào đột biến này sẽ phát triển và nhân lên khỏi tầm kiểm soát của cơ thể. Đồng thời, chúng cũng sẽ không chết đi, mà chúng sẽ tích lũy tạo thành một khối. Virus papilloma ở người đóng vai trò chắc chắn trong nguyên nhân gây bệnh.
Khi tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường ngăn chặn virus gây hại. Virus này tồn tại trong nhiều năm góp phần vào quá trình khiến một số tế bào cổ tử cung trở thành tế bào ung thư.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển hơn thì các triệu chứng có thể là: chảy máu âm đạo khi giao hợp, nước âm đạo chảy máu hoặc có thể nặng mùi, đau vùng xương chậu hoặc đau khi giao hợp.