Nguyện Vọng Đại Học Là Gì

Nguyện Vọng Đại Học Là Gì

ĐH Duy Tân đạt kiểm định ABET (của Mỹ, còn được gọi là "Tiêu chuẩn vàng" của thế giới về đào tạo Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ) với 4 chương trình:

ĐH Duy Tân đạt kiểm định ABET (của Mỹ, còn được gọi là "Tiêu chuẩn vàng" của thế giới về đào tạo Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ) với 4 chương trình:

Nguyện vọng thi Đại học là gì?

Khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh có nhu cầu dùng điểm thi để xét tuyển Đại học/Cao đẳng thì sẽ đăng ký nguyện vọng trong tờ Phiếu đó. Trong xét tuyển ĐH, nguyện vọng 1 sẽ là nguyện vọng cao nhất, lần lượt đến nguyện vọng 2,3,4,5... Số lượng nguyện vọng phụ thuộc vào số lượng sở thích, học lực, năng lực của mỗi thí sinh. Mặc dù không giới hạn số lượng nguyện vọng nhưng bạn cũng không nên đăng ký quá nhiều. Theo ghi nhận vào năm 2020, có thí sinh đăng ký tới 20 nguyện vọng.

Nếu nắm rõ nguyên tắc tuyển sinh và năng lực của bản thân, thí sinh chỉ cần đăng ký 5-6 nguyện vọng là có cơ hội trúng tuyển. Nếu không, đăng ký đến 20 nguyện vọng cũng khó vào được đại học mà lại không cần thiết.

Ngoài xét tuyển theo nguyện vọng, thí sinh cũng có thể sử dụng thêm nhiều phương thức tuyển sinh khác để tăng cơ hội đỗ ĐH như tuyển thẳng, xét học bạ, thi đánh giá năng lực,...

Thời gian mở đăng ký nguyện vọng Đại học năm 2023

Theo thông tin vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ, năm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển của Bộ từ ngày 5/7, trước khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, từ ngày 5/7 đến hết ngày 25/7, tất cả thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Từ ngày 26/7 đến 17h00 ngày 5/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.

5. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi đăng ký nguyện vọng thi Đại học

Câu 1: Thí sinh xét tuyển bằng điểm học bạ có cần đăng ký nguyện vọng đại học trong đợt chung của Bộ GD&ĐT không?

Những năm trước, thí sinh chỉ đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ nếu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Đối với phương thức học bạ, đây là phương thức xét tuyển riêng của mỗi trường, do đó, thí sinh chỉ cần đăng ký trên hệ thống của trường đó. Tuy nhiên, với việc đưa vào hệ thống lọc ảo chung, Bộ GD&ĐT đưa ra yêu cầu dù thí sinh xét tuyển bằng các phương thức khác (xét học bạ, xét tuyển kết hợp, xét tuyển chứng chỉ quốc tế…) đều phải đăng ký chung trên hệ thống xét tuyển của Bộ.

Ví dụ: một thí sinh A đăng ký xét tuyển học bạ vào trường Đại học B, mặc dù trường B chỉ yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ về trường và đăng ký trực tuyến trên website của trường nhưng thí sinh A vẫn phải thực hiện việc đăng ký xét tuyển ở trên cả 2 hệ thống: website của trường (theo thời gian quy định) và hệ thống của Bộ GD&ĐT (sau khi thi tốt nghiệp THPT).

Câu 2: Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng đại học hay không?

Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, chỉ cần thí sinh có dự thi các môn trong tổ hợp.

Ví dụ: Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào ngành X của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam bằng cả 2 tổ hợp C20 và D01. Thí sinh cần đăng ký 2 nguyện vọng ứng với 2 tổ hợp đó. VD: NV1: Ngành X (C20); NV2: Ngành X (D01).

Câu 3: Có được đăng ký một tổ hợp xét tuyển cho nhiều ngành của cùng một trường không?

Câu 4: Đỗ nguyện vọng 1 nhưng lại muốn học ở trường có nguyện vọng 2 có được không?

Đây không phải là trường hợp hiếm vì có nhiều thí sinh mắc phải Việc này xuất phát  từ việc xếp nguyện vọng không đúng ngay từ đầu, thí sinh không xác định được bản thân thích học ngành nào nhất.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nếu thí sinh đã đỗ nguyện vọng 1 sẽ ngừng việc xét tuyển các nguyện vọng phía sau, kể cả khi bạn điểm của bạn đủ để trúng tuyển. Chính vì vậy, dù thí sinh có muốn theo học trường ở nguyện vọng 2 cũng không được xét tuyển tiếp.

Có những hướng giải quyết như sau:

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 thuộc cùng một trường, thí sinh vẫn có thể nhập học theo nguyện vọng 1 sau đó đăng ký học song bằng với nguyện vọng 2.

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 là 2 trường khác nhau, thí sinh có thể không xác nhận nhập học theo trường nguyện vọng 1 và đợi trường đặt nguyện vọng 2 xét tuyển bổ sung đợt sau (nếu trường đó thiếu chỉ tiêu). Tuy nhiên, cách này rất rủi ro, vì nếu không có đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh sẽ mất đi cơ hội vào đại học.

Câu 5: Nếu một thí sinh xét tuyển nguyện vọng 2 vào trường A (do trượt nguyện vọng 1), có bị thiệt thòi so với những thí sinh cũng xét tuyển vào trường A nhưng bằng nguyện vọng 1 hay không?

Câu trả lời là không, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi thí sinh xét tuyển, các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển sẽ bình đẳng như nhau. Nên sẽ không có chuyện trường đại học phân biệt và ưu tiên nguyện vọng 1, 2 hơn nguyện vọng 3, 4…

Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể cung cấp cho các em những thông tin mới nhất và hữu ích về cách đăng ký nguyện vọng Đại học. Các em cũng đừng bỏ qua hướng dẫn chi tiết cách điền phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023 được nhà trường VUIHOC chia sẻ trong bài viết tiếp theo. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!.

Lưu Thu Thảo (sinh năm 2001) là cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, Thảo quyết định “gap year” một năm để chuẩn bị cho mục tiêu lớn là nộp hồ sơ vào bậc tiến sĩ tại Mỹ.

Mới đây, cô gái Hà Nội nhận được tin vui khi trúng tuyển Đại học North Carolina State với học bổng toàn phần. Kết quả này với Thảo “giống như một giấc mơ”.

Trước đó, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên không phải lựa chọn đầu tiên của Thảo. Yêu thích lĩnh vực dược, thời điểm thi đại học, Thảo đăng ký hai nguyện vọng vào Trường ĐH Dược Hà Nội và Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhưng đều trượt cả hai. Sau đó, nữ sinh đỗ vào lớp Chất lượng cao Hóa Dược của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. “Lúc biết tin trượt ngành học yêu thích, em buồn và thất vọng suốt một thời gian”, Thảo nhớ lại.

Hai năm đầu đại học, Thảo không mấy hứng thú vì mất định hướng và chưa có cách học hiệu quả. Chỉ đến năm thứ 3, khi được tiếp xúc với các môn chuyên ngành và bắt đầu lên lab, nữ sinh mới nhận ra “ngành này hóa ra cũng không quá tệ”. Từ đó, Thảo mới bắt đầu tập trung vào học, nhờ vậy đạt GPA 3.6 và giành được học bổng ở năm thứ 3.

Thay vì dồn kiến thức để học trước ngày thi gây phản tác dụng, Thảo chia nhỏ lượng kiến thức để học mỗi ngày. Ngoài ra, nữ sinh cũng dành phần lớn thời gian rảnh để lên lab. Sau 4 năm, Thảo có hai bài báo được đăng trên tạp chí trong nước.

Kết thúc đại học với tấm bằng Giỏi, nhưng nữ sinh cảm thấy kiến thức nếu chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ, vì thế em mong muốn tiếp tục học lên bậc thạc sĩ ở Việt Nam. Sau đó, Thảo nộp hồ sơ và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

“Thời gian đầu ra trường, em cũng dự định sẽ vừa học thạc sĩ, vừa đi làm. Khi ấy, em đi tìm kiếm rất nhiều công ty nhưng đều cảm thấy không phù hợp. Đó cũng là quãng thời gian khá căng thẳng, nhưng bố mẹ luôn động viên em rằng: Bố mẹ đã nuôi con hơn 20 năm, giờ thêm 1 năm nữa cũng không sao cả, chỉ cần con cố gắng phấn đấu để phát triển”, Thảo nhớ lại.

Trong giai đoạn bế tắc, tình cờ Thảo trò chuyện với một bạn học cũ. Người bạn này khuyên Thảo chỉ nên tập trung vào một mục tiêu để đạt được kết quả tốt nhất. Đó cũng là lúc cô bắt đầu nhen nhóm ý định đi du học bậc tiến sĩ.

“Thông thường tại Mỹ, tiến sĩ được coi là một nghề, tức “làm tiến sĩ” chứ không phải “học tiến sĩ”. Người làm tiến sĩ cũng sẽ được trả lương và không phải quá lo lắng về sinh hoạt phí. Vì thế, em nghĩ rằng đây là con đường phù hợp nhất với mình ở thời điểm ấy”.

Dù đã trúng tuyển vào bậc thạc sĩ của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tháng 9/2023, Thảo vẫn quyết định dừng lại, “gap year” một năm để dồn sức làm hồ sơ. “Khi ấy, em chỉ nghĩ rằng hãy cố gắng làm mọi thứ tốt nhất có thể để sau này không phải hối tiếc. Nếu chẳng may trượt học bổng, mình cũng đã có cơ hội được mở mang nhiều kiến thức khác”, Thảo nói.

Cuối tháng 9, Thảo đăng ký thi IELTS và đạt 5.5. Tự ti với điểm số còn quá thấp, em chủ động gửi email tới giám đốc tuyển sinh của Đại học North Carolina State – ngôi trường mình nhắm tới – để nhờ thầy góp ý cải thiện, bổ sung hồ sơ.

Thời điểm gửi email tới thầy, Thảo không có nhiều kỳ vọng sẽ nhận được phản hồi. Nhưng không ngờ, vị giám đốc tuyển sinh đã trả lời rằng hồ sơ của Thảo có điểm thi IELTS chưa đạt yêu cầu. Biết được thầy thường có các chuyến làm việc tại Việt Nam hàng năm, Thảo cũng chủ động hỏi thăm thầy năm nay có tới hay không và biết tin thầy sẽ tới vào tháng 10. Thầy cũng đồng ý sắp xếp thời gian trò chuyện với Thảo một buổi khi tới Việt Nam.

Đó là cơ hội bất ngờ Thảo không nghĩ mình có được. Trong buổi hôm ấy, em chia sẻ thẳng thắn về nỗi lo hồ sơ không mạnh. Nhưng thầy đã khuyên rằng: “Cuộc đời mỗi người là cuộc chạy đua marathon, mỗi chúng ta sẽ có một con đường riêng để chạy. Nếu chỉ chăm chăm nhìn người khác sẽ rất dễ bị chạy chệch hướng, do đó nên kiên trì, bền bỉ vào mục tiêu chính của mình”. Những câu nói của thầy đã truyền động lực và là kim chỉ nam để Thảo nỗ lực cố gắng.

Hơn 2 tháng sau khi gặp thầy, Thảo quyết tâm thi lại IELTS và đạt 6.5, vừa đủ yêu cầu của trường. Theo nữ sinh "điểm số cao luôn là một lợi thế, nhưng nếu không quá cao, mình cần tìm kiếm cơ hội theo cách khác".

Trong 1 năm “gap year”, Thảo tập trung ôn thi tiếng Anh, lên lab và có một bài báo quốc tế Q2. Ngoài ra, Thảo cũng thử chuyển sang lĩnh vực mới từ hợp chất thiên nhiên sang hóa hữu cơ. Lĩnh vực mới này sẽ giúp em có nhiều cơ hội hơn nếu học tập và nghiên cứu tại Mỹ.

Theo Thảo, chuyện làm nghiên cứu vốn thất bại nhiều hơn thành công, bởi 99 lần thất bại mới có 1 lần thành công, do đó bản thân phải có sự kiên trì. Ngoài ra, em cũng chủ động tìm kiếm cơ hội.

“Thay vì ngồi nghĩ liệu hồ sơ của mình có đạt yêu cầu, em chủ động email cho thầy để hỏi những gì mình còn thiếu sót. Cơ hội được gặp trực tiếp thầy để chia sẻ về bản thân cũng giúp em thể hiện được nhiều thứ, từ sự quyết tâm, nỗ lực thông qua ánh mắt, cử chỉ mà điểm số trên giấy không thể “phô” ra hết được”.

Thảo cũng nêu quan điểm, điểm số chỉ nằm trên giấy, điều quan trọng nhất là năng lực của ứng viên ra sao và sẽ dùng nó như thế nào.

“Khi em đạt 6.5 IELTS, bạn hỏi có tiếp tục thi thêm nữa hay không, em nghĩ rằng mức điểm này là đủ. Em sẽ trau dồi tiếng Anh theo cách khác như đọc sách báo nhiều hơn, đọc các công trình nghiên cứu, từ đó làm dày vốn từ vựng chuyên ngành của mình”, Thảo nói.

Cuối tháng 7, Thảo sẽ tới Mỹ theo học bậc tiến sĩ tại Đại học North Carolina State. Trong quãng thời gian này, Thảo cho biết em đang tìm hiểu thông tin hồ sơ của các giáo sư trên website của trường. Sau khi sang Mỹ, em sẽ chủ động xin gặp gỡ, trò chuyện với các thầy cô muốn xin vào lab. Chuyên ngành Thảo sẽ học trong thời gian tới sẽ liên quan đến Hóa hữu cơ ứng dụng trong sinh học.