(HNMO) – Sáng 28/11, ngay sau khi có Hiến pháp mới, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) với tỷ lệ 98,59% đại biểu ủng hộ.
(HNMO) – Sáng 28/11, ngay sau khi có Hiến pháp mới, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) với tỷ lệ 98,59% đại biểu ủng hộ.
Theo Điều 70 Hiến pháp 2013 thì Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
- Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định Ký kết hợp đồng lao động
2. Định nghĩa về Hợp đồng lao động:
- Căn cứ theo điều 15 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định cụ thể về hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
3. Điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực
Để một hợp đồng lao động có hiệu lực cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể giao kết hợp đồng:
Đối với người sử dụng lao động:
- Điều 3 khoản 2 BLLĐ 2012 có quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”
- Theo đó, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động phải là các chủ thể sau:
+ Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã; Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện do đó trong trường hợp có nhiều người đại diện thì chỉ cần một người đứng ra giao kết hợp đồng lao động.
+ Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
+ Cá nhân đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật đầy đủ trực tiếp sử dụng lao động.
+ Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động trên không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
- Điều 3 Khoản 1 BLLĐ 2012 quy định: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Ngoài ra một số trường hợp người lao động cũng là người dưới 15 tuổi; chỉ khi người sử dụng lao động sử dụng người dưới 15 tuổi làm các công việc mà pháp luật quy định.
- Theo đó, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động phải là các chủ thể sau:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
+ Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Thứ hai, về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
Hai bên khi giao kết hợp đồng cần dựa trên những nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Thứ ba, về nội dung của hợp đồng lao động:
Để hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì trước hết nội dung của hợp đồng lao động phải bao gồm những nội dung không trái với quy định của pháp luật. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp.
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
- Công việc và địa điểm làm việc. (Lưu ý: Công việc phải là công việc mà pháp luật không cấm thực hiện).
- Thời hạn của hợp đồng lao động.
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Điều khoản về lương khá quan trọng trong hợp đồng lao động; theo đó thì hai bên phải thỏa thuận đầy đủ các vấn đề trên liên quan đến tiền lương; và các khoản tiền khác của người lao động; để tránh các trường hợp tranh chấp không đáng có.
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Đây cũng là nội dung cần lưu ý trong một hợp đồng lao động. Theo đó thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần; thời gian nghỉ giữa giờ khi làm việc bình thường ít nhất 30 phút; nếu làm vào ban đêm thì nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút.
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Ngoài những nội dung được đề cập ở trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận thêm một số điều khoản khác; tuy nhiên nội dung lao động không được có điều khoản hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập; gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
Thứ tư, về hình thức của hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động có hai hình thức: bằng văn bản và bằng lời nói; tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà hợp đồng lao động được thể hiện dưới một trong hai hình thức đó. Bộ luật lao động 2012 quy định về hình thức của hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói (Điều 16 BLLĐ 2012)
- Những hợp đồng còn lại có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên đều phải giao kết bằng văn bản; hợp đồng lao động sẽ được lập thành 02 bản; người lao động giữ 01 bản; người sử dụng lao động giữ 01 bản.(Điều 5 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định Ký kết hợp đồng lao động)
- Đối với công việc giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết với nhau hợp đồng lao động bằng văn bản (Điều 180 BLLĐ năm 2012)
Thứ năm, về loại hợp đồng lao động:
Tùy vào mục đích, tính chất của công việc và sự thỏa thuận của các bên mà hợp đồng lao động được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.