Du Lịch Nông Nghiệp Việt Nam

Du Lịch Nông Nghiệp Việt Nam

We had an incredible tour to Mekong Delta with Tourista. Our group was deeply impressed by the professionalism, warmth, sincerity, friendliness, and openness of tour guide Tung. The trip was of excellent quality and left us with many unforgettable beautiful memories. We highly appreciate your services.

We had an incredible tour to Mekong Delta with Tourista. Our group was deeply impressed by the professionalism, warmth, sincerity, friendliness, and openness of tour guide Tung. The trip was of excellent quality and left us with many unforgettable beautiful memories. We highly appreciate your services.

Hợp tác thương mại thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp sinh thái

Theo Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ Ralph Bean, Việt Nam có ưu thế trong phát triển nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Ralph Bean cho biết: "Trong thời gian tới, các chuyên gia Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam để đào tạo vận hành phần mềm giám sát, đo lường khí nhà kính trong sản xuất các sản phẩm từ sữa. Dự án Sử dụng phân bón đúng trị giá 4,4 triệu USD bước đầu tiến triển tốt với hỗ trợ khoa học và chính sách toàn diện".

Đây là một trong những hợp tác điển hình cho thấy Hoa Kỳ là một đối tác thương mại nông nghiệp rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững.

Không chỉ phát triển hệ sinh thái môi trường mà cả hệ sinh thái doanh nghiệp cũng đòi hỏi sự cải thiện trong mối hợp tác này.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) cũng nhìn nhận, việc hợp tác thương mại nông sản với Hoa Kỳ thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam theo hướng sinh thái, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, hỗ trợ kết nối nông dân, tổ nhóm nông dân/hợp tác xã với chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất. Cùng với đó, đây là cơ hội lớn để xây dựng thương hiệu nhà xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có trách nhiệm - minh bạch – bền vững, làm cơ sở cho xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trên toàn cầu.

Đứng trước cơ hội này, Bộ NN&PTNT đã chủ động trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất và hiệu quả với các đối tác Hoa Kỳ nói chung và đặc biệt Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về các lĩnh vực: Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, việc cùng nhau thúc đẩy phát triển cơ chế thị trường trong quan hệ thương mại hai nước sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ đàm phán thương mại, mở cửa thị trường nông sản. Đây là cơ hội để thúc đẩy hợp tác tích cực hơn giữa hai bên trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Về phía doanh nghiệp, theo bà Ngô Tường Vi, CEO Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu – một trong những đơn vị tiên phong xuất khẩu trái cây sang thị trường Hoa Kỳ, với thị trường này, Việt Nam đang có thị phần không quá lớn, doanh nghiệp không quá nhiều nên phải cùng nhau xây dựng chiến lược để khai thác thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự tiện lợi để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác.

"Chúng ta cần lập tức cải thiện chuỗi liên kết hiện nay. Tôi luôn mong muốn tập hợp được các doanh nghiệp khác để cùng nhau làm điều này. Bởi vì khi chúng ta bước vào được những chuỗi hệ thống bán lẻ của các tập đoàn hàng đầu thế giới thì thị trường của chúng ta không phải chỉ riêng Hoa Kỳ nữa mà sẽ là thị trường toàn cầu", bà Tường Vi nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một số thách thức đang cản trở du lịch nông nghiệp phát huy hết tiềm năng ở Việt Nam. Một trong những vấn đề chính là phát triển sản phẩm. Mặc dù Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú nhưng ngành du lịch nông nghiệp hiện nay vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Các hoạt động thường diễn ra tự phát ở quy mô nhỏ và thiếu chiến lược thương hiệu. Điều này khiến sản phẩm du lịch gặp khó khăn trong thu hút sự quan tâm của du khách.

Du lịch nông nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức về chất lượng dịch vụ, cụ thể là nhiều người dân địa phương còn thiếu kỹ năng cần thiết để phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp. Vì nhược điểm này mà các sản phẩm du lịch còn đơn giản, chưa được khai thác tốt, khiến khả năng chi tiêu của du khách bị hạn chế. Việc thiếu sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ toàn diện đang kìm hãm sự phát triển của ngành.

Các vấn đề về kết nối đặt ra thách thức thứ ba khi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và điểm đến vẫn chưa chặt chẽ. Điều này cản trở tạo ra các sản phẩm du lịch tích hợp và hấp dẫn cả khách trong nước và quốc tế.

Trải nghiệm mua sắm trong du lịch nông nghiệp cũng có những thách thức riêng. Sản phẩm thường thiếu thương hiệu và bao bì hấp dẫn, phần nào khiến du khách ngần ngại về chất lượng và độ an toàn. Ngoài ra, việc giới thiệu và trình bày quy trình sản xuất không đầy đủ cũng làm giảm trải nghiệm mua sắm tổng thể.

Nguồn nhân lực khan hiếm, đặc biệt là ở những công việc mang tính chất dịch vụ, là thách thức thứ năm. Việc thiếu nguồn lao động có kỹ năng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp trải nghiệm du lịch nông nghiệp sáng tạo và chất lượng cao. Tình trạng thiếu đào tạo về quản lý vận hành cho các điểm đến nông nghiệp và làng nghề càng làm trầm trọng thêm những hạn chế này.

Cuối cùng, các nỗ lực quảng bá và tiếp thị cho du lịch nông nghiệp được coi là chưa đủ và chưa chuyên biệt. Những chiến lược hiện tại chủ yếu tập trung vào quảng bá du lịch nói chung mà bỏ qua sức hấp dẫn riêng của các sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Vậy, làm thế nào Việt Nam có thể vượt qua thách thức và định vị mình là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp? Tìm hiểu thêm qua bài viết “Nuôi dưỡng thành công cho du lịch nông nghiệp”.

Bài: Tiến sĩ Jackie Ong, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam

Trang trại kết hợp du lịch sinh thái

Với mô hình này, các chủ khu du lịch sinh thái tại Việt Nam không cần phải đầu tư quá nhiều vào các công trình hiện đại như hồ bơi, nhà hàng hay quán bar, bởi du khách thường tìm kiếm không gian giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Khi đến đây, họ có thể tham gia vào các hoạt động nông nghiệp như trồng rau, bổ củi, tưới cây, nấu ăn,... trong một không gian yên tĩnh, thoáng đãng.

Mô hình du lịch nông nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Những địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai,… nổi bật với diện tích vườn cây ăn trái lớn và đa dạng các loại quả.

Du lịch sinh thái miệt vườn không chỉ mang lại giá trị kinh tế từ nông sản mà còn tạo ra sức hút lớn, lôi cuốn nhiều khách tham quan. Tại các vườn cây, du khách không chỉ được dạo chơi trong bóng mát, mà còn có thể tự hái và thưởng thức trái cây hoặc mua mang về với giá cả hợp lý.

Du lịch sinh thái miệt vườn (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, nhiều chủ vườn còn đầu tư các dịch vụ như homestay, cung cấp các món đặc sản địa phương như rượu dừa, gỏi chôm chôm, cá lóc nướng trui. Một số nơi còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách như làm kẹo, dệt vải, hay lấy mật ong.

Top 3 địa điểm du lịch nông nghiệp bạn nên trải nghiệm

Hội An không chỉ nổi tiếng với phố cổ yên bình và làng gốm Thanh Hà có lịch sử hơn 500 năm, mà còn được biết đến với làng rau Trà Quế có truyền thống lâu đời. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách rời xa sự nhộn nhịp, ồn ào của đô thị, và tận hưởng một ngày trải nghiệm cuộc sống nông thôn.

Khi đến đây, bạn không chỉ được tham quan hơn 20 loại rau đặc trưng của vùng Quảng Nam như húng. tía tô, é…, mà còn có cơ hội học cách trồng rau, bón phân, gieo hạt. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức các món ăn được chế biến từ những loại rau mình thu hoạch, chẳng hạn như mì Quảng, cao lầu, bánh xèo,…

Hoạt động du lịch trải nghiệm tại Đà Lạt hiện đang thu hút đông đảo du khách. Thành phố này từ lâu đã được biết đến với những tên gọi như "thành phố ngàn hoa", nổi bật với khí hậu mát mẻ quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại rau và hoa màu. Chính nhờ điều này, mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp tại đây đã phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Du khách khi đến Đà Lạt có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như mô hình "Một ngày làm nông dân" tại Hồ Xuân Hương, "Một ngày với nông nghiệp công nghệ cao"  ở Trại Mát, hoặc khám phá nhà vườn Organic, trang trại Langbiang, làng hoa Thái Phiên, làng hoa Vạn Thành,  Trại Hầm, Vườn Thương,…

Khi ghé thăm Sài Gòn, nhiều du khách thường nghĩ ngay đến những điểm tham quan đông đúc, các khu vui chơi giải trí sôi động mà ít để ý rằng dọc theo sông Sài Gòn có một hệ thống du lịch sinh thái phong phú với nhiều khu du lịch được yêu thích.

Chẳng hạn, du khách có thể trải nghiệm làng nổi Tân Lập, nơi lý tưởng cho những ai yêu thích sông nước; khu du lịch sinh thái Bọ Cạp Vàng với đa dạng các hoạt động vui chơi và nghỉ dưỡng; làng du lịch sinh thái Tre Việt với không gian rộng lớn, mát mẻ dưới bóng dừa; hay khu du lịch Thủy Châu với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của rừng xanh, suối nước và thác nước,...

Du lịch nông nghiệp tuy vẫn còn là một khái niệm khá mới, nhưng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự chú ý không chỉ từ du khách trong nước mà cả từ bạn bè quốc tế. Hãy thử tham gia vào loại hình du lịch này để khám phá sự khác biệt, tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và cảm nhận sự bình yên trong tâm hồn. Liên hệ với Đất Việt Tour qua 1800 6700 để cập nhật ngay những thông tin du lịch mới nhất.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Để đưa được quả bưởi vào thị trường Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phải mất 5 năm đàm phán, với phía bạn với những điều kiện hết sức ngặt nghèo - Ảnh minh họa

Trong năm 2023, Bộ NN&PTNT đã đón nhiều đoàn cấp cao của Hoa Kỳ vào làm việc như đoàn Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ, Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR), 2 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 2 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Thống đốc các bang Nebraska, California…

Mới đây nhất, ngày 11/9, Thứ trưởng  Bộ NN&PTNT Hoàng Trung đã làm việc Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) - một tổ chức phi lợi nhuận có tầm ảnh hưởng toàn cầu, đại diện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người tiêu dùng ngũ cốc, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc.

Hiện nay, USGC có 28 chi nhánh trên thế giới, trong đó chi nhánh khu vực Đông Nam Á được đặt tại Việt Nam. Điều này cho thấy USGC đặt thị trường ngũ cốc Việt Nam vào trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường Đông Nam Á. Tới đây, USGC sẽ cùng Bộ NN&PTNT hợp tác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông nghiệp xanh, bền vững.

Điều này thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam trong hợp tác nông nghiệp của Hoa Kỳ. Song song với các cuộc tiếp xúc song phương là một loạt các hoạt động trao đổi, đàm phán, phối hợp hoạt động để xây dựng lòng tin và nền tảng cho thúc đẩy hợp tác nông nghiệp mạnh mẽ hơn nữa.

Hoa Kỳ mặc dù là quốc gia sản xuất nông sản lớn nhưng đồng thời cũng là quốc gia tiêu dùng và nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Với dân số 338 triệu người, hằng năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 200 tỷ USD các loại nông, lâm, thủy sản để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các sản phẩm Hoa Kỳ nhập khẩu lớn là cà phê, ca cao, rau quả tươi và chế biến, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.

Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thường không quá nhiều về lượng nhưng giá trị mang lại luôn cao hơn nhiều thị trường khác. Thực tế, Hoa Kỳ nằm trong nhóm thị trường lớn nhất của Việt Nam nói riêng và ngành nông sản nói chung. Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Hoa Kỳ năm 2022 đạt khoảng 13 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ra toàn thế giới, tuy nhiên chỉ chiếm tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 6,7% giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Hoa Kỳ.

Theo thống kê của Bộ N&PTNT, một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2022 là: Thủy sản đạt 2,1 tỷ USD (tăng 4%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,67 tỷ USD (giảm nhẹ 1%), điều 842 triệu USD (giảm 19%). Một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu vừa phải nhưng tăng trưởng xuất khẩu lớn như rau quả đạt 247 triệu USD (tăng 11,2 %), hạt tiêu 282 triệu USD (tăng 23,2%), gạo đạt 18 triệu USD (tăng 58%).

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất vào Việt Nam (chiếm khoảng 34% tổng lượng thịt gia cầm nhập khẩu); xuất khẩu bò lớn thứ hai (sau Australia, chiếm khoảng 16%) và xuất khẩu thịt lợn đứng thứ 6 (chiếm khoảng 5%) trong số các nước xuất khẩu thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã mở cửa nhiều loại nông sản cho Hoa Kỳ như các loại quả tươi (anh đào, lê, nho, táo, cam và việt quất) và nhiều loại giống cây trồng.

Đồng thời, Hoa Kỳ cũng mở cửa cho nhiều sản phẩm của Việt Nam (gồm thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, xoài và bưởi). Gần đây nhất, ngày 7/8/2023, Hoa Kỳ đã hoàn tất việc cập nhật cơ sở dữ liệu trực tuyến yêu cầu nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp để phê duyệt việc nhập khẩu dừa tươi từ Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT), Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên thúc đẩy một số sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian gần đây như gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản; đồng thời tích cực mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi phân phối với các sản phẩm tiềm năng như cây công nghiệp, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ.

Tăng cường kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam với các cảng nhập khẩu, chuỗi logistics nông sản lớn, hệ thống phân phối và các hiệp hội ngành hàng Hoa Kỳ; giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, địa phương Việt Nam trực tiếp với các địa phương có tiềm năng và nhu cầu thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản với Việt Nam.

Xoài cát Hòa Lộc đã được thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng - Ảnh minh họa