Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cập nhật ngày: 30/03/2023 05:18:11
ĐTO - Hiện tại, xoài của tỉnh Đồng Tháp ngoài tiếp cận kênh thị trường các chợ truyền thống, chợ đầu mối, còn tiếp cận các nhà máy chế biến, kênh phân phối hiện đại trong nước và thị trường ngoài nước như: EU (Hà Lan), Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Canada, Úc, Newzealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... và kinh doanh trên nền tảng số. Từ đó cho thấy, tiềm năng, cơ hội phát triển thị trường của xoài Đồng Tháp còn rất lớn.
Trái xoài Đồng Tháp ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ
Đồng Tháp đang có diện tích xoài lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, với hơn 13.995ha, sản lượng trên 185.940 tấn/năm (trong đó 6% diện tích liên kết sản xuất), tập trung nhiều ở TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Thanh Bình... Nhiều giải pháp kỹ thuật mới đã được ứng dụng vào sản xuất để giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm xoài như: sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, an toàn thực phẩm, theo hướng hữu cơ; ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để xử lý ra hoa trái vụ, bao trái và phát triển theo hướng sản xuất an toàn làm tăng chất lượng, giảm giá thành. Hiện, tỉnh có 473ha đang canh tác theo các tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP, an toàn thực phẩm; có 6.220ha được cấp mã vùng trồng (thị trường Trung Quốc), 1.110ha được cấp mã vùng trồng (thị trường các nước phát triển); đã xác lập quyền (bảo hộ) chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài Cao Lãnh để nâng cao giá trị sản phẩm, chinh phục các kênh phân phối hiện đại như: Co.opmart, Big C, MM Mega Martket, Vinmart...
Nhằm nâng cao giá trị xoài và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, đến nay, tỉnh có 19 hợp tác xã, 43 tổ hợp tác và 36 hội quán nông dân trồng xoài. Các đơn vị này đã tổ chức liên kết tiêu thụ xoài với nhiều doanh nghiệp như: Công ty TNHH Nông sản Cao Lãnh, Công ty TNHH Nông sản và Du lịch Thiên Phú, Công ty TNHH Nông sản Chú Chín, Công ty TNHH Westernfarm, Công ty TNHH MTV Kim Nhung Đồng Tháp...
Các sản phẩm từ xoài của tỉnh đã có mặt tại 3 trung tâm phân phối hàng hóa đặc sản của Đồng Tháp (Trung tâm giới thiệu và trực tiếp tổ chức thương mại sản phẩm OCOP tại TP Hà Nội; Khu gian hàng đặc sản Đồng Tháp tại TP Hồ Chí Minh; Trung tâm Giới thiệu ẩm thực - đặc sản - du lịch Đồng Tháp và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp Grand World - Phú Quốc - Kiên Giang). Đây là điều kiện thuận lợi để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Thương mại điện tử đã và đang là kênh phân phối quan trọng, góp phần giới thiệu, kết nối tiêu thụ hàng hóa xuyên biên giới. Trong thời gian qua, tỉnh đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tiếp cận với phương thức kinh doanh trên môi trường mạng như: mô hình “Cây xoài nhà tôi”, “Gian hàng Đặc sản Đồng Tháp”, trong đó có các sản phẩm từ xoài trên các sàn thương mại điện tử: Voso, Postmart, Lazada, Shopee...
Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ xoài vẫn còn một số khó khăn như: diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP, được cấp mã số vùng trồng còn quá khiêm tốn so với tổng diện tích canh tác xoài; chưa có nhà đầu tư đủ tiềm lực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết tiêu thụ xoài, trong khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh đầu tư, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu còn hạn chế, sản phẩm cung ứng ra thị trường chủ yếu dưới dạng tươi, chất lượng đồng đều còn ít, chưa qua sơ chế, chế biến, bảo quản nên khó cạnh tranh trên thị trường; hệ thống logistic chưa phát triển, các cơ sở, công ty còn bị động phụ thuộc vào các đơn vị cung ứng dịch vụ này, giá thành thuê mướn vận chuyển khá cao.
Theo Sở Công Thương, cần tập trung phát triển ngành hàng xoài theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xuất khẩu theo hình thức chính ngạch, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thích ứng xu hướng ngày càng cao của thị trường; khai thác và tận dụng có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP... để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu xoài bền vững. Để duy trì các thị trường đã tiếp cận, mở rộng các thị trường tiềm năng, nâng cao giá trị cây xoài, ngành công thương tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 200/KH-UBND về xây dựng chuỗi ngành hàng chủ lực của tỉnh; tranh thủ tìm kiếm, kêu gọi doanh nghiệp đủ mạnh tham gia xây dựng chuỗi liên kết; phối hợp với các sở, ngành liên quan, địa phương rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, vùng sản xuất quy mô lớn và triển khai để tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường có áp dụng truy xuất nguồn gốc, nhằm minh bạch thông tin sản phẩm tham gia chuỗi liên kết, hợp tác, cung ứng nguồn nguyên liệu theo tín hiệu thị trường của các doanh nghiệp, nhà phân phối. Đồng thời cùng các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận các chính sách hỗ trợ về tích tụ đất đai, xây dựng vùng nguyên liệu, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, thông tin thị trường, vốn vay, đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc, bao bì, nhãn hiệu, thương hiệu tăng sức cạnh tranh sản phẩm...
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập phường An Bình A thuộc thị xã Hồng Ngự trên cơ sở toàn bộ 27,03 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.379 người của xã An Bình A; thành lập phường An Bình B thuộc thị xã Hồng Ngự trên cơ sở toàn bộ 19,08 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.352 người của xã An Bình B.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ 121,84 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 100.610 người của thị xã Hồng Ngự. Thành phố Hồng Ngự giáp các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng và Vương quốc Campuchia.
Sau khi thành lập, thành phố Hồng Ngự có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: An Bình A, An Bình B, An Lạc, An Lộc, An Thạnh và 2 xã: Bình Thạnh, Tân Hội. Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện và 3 thành phố; 143 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 115 xã, 19 phường và 9 thị trấn.
Nghị quyết nêu rõ: Thành lập Tòa án nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; thành lập Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở kế thừa Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2020.
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác và người lao động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi quy định tại Nghị quyết này kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành./.